năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan năm 2015, triển khai giám sát năm 2016.
Góp phần thúc đẩy cải cách thuế, hải quan
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, chương trình giám sát thực hiện trong năm 2015 đã đạt kết quả tích cực, đưa ra những đánh giá khách quan trong việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, qua đó góp phần thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Chương trình giám sát đã thúc đẩy vai trò chủ động của các thành viên MTTQ Việt Nam, trao quyền cho doanh nghiệp (DN), tạo ra kênh kết nối hữu ích giữa cơ quan nhà nước với DN.
Trong năm 2015, VCCI đã phối hợp với các thành viên tiến hành một cuộc điều tra xã hội học đối với hiệp hội DN, liên minh hợp tác xã (HTX) thu thập đánh giá của cộng đồng DN về tình hình thực hiện Nghị quyết 19 và đã nhận được phản hồi của 153 hiệp hội và 27 liên minh HTX, 59/63 đại diện tỉnh, thành phố có phản hồi.
Bên cạnh đó, một chương trình giám sát thực tế đã được triển khai tại 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, An Giang; làm việc với 6 chi cục thuế, hải quan, khảo sát thực tế tại 14 DN, tổ chức 3 cuộc tọa đàm đối thoại trực tuyến với trên 100 đại diện đến từ các hiệp hội, HTX và DN.
Từ kết quả giám sát, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và VCCI chủ trì phối hợp với các thành viên trong chương trình xây dựng báo cáo kết quả giám sát, kiến nghị đối với cộng đồng DN. Đồng thời, các đoàn giám sát đề xuất kiến nghị về cơ chế, giải pháp đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, chương trình đã đưa ra được những đánh giá khách quan và độc lập, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Đây cũng là cơ sở, tiền đề để UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh chương trình giám sát cải cách thuế, hải quan trong năm 2016.
Triển khai giám sát từ tháng 7/2016
Tại hội nghị, ban tổ chức đã công bố lộ trình triển khai kế hoạch chương trình giám sát năm 2016. Cụ thể chương trình giám sát tập trung vào việc phản ánh thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, thông qua đánh giá của các DN, HTX, hiệp hội DN, Liên minh HTX; thu thập kiến nghị, tập hợp những vướng mắc, khó khăn của DN, HTX...
Tại hội nghị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ngành Thuế và Hải quan đã có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, nhưng còn nhiều hạn chế vướng mắc cần cải cách mạnh mẽ hơn trong năm 2016. Năm 2016, 13 tỉnh, thành phố sẽ được tổ chức giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm về sự hài lòng của DN đối với dịch vụ liên quan tài chính, hải quan; có khen thưởng rõ ràng đối với những đơn vị có tiến bộ vượt bậc…
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cũng phát biểu, chương trình phối hợp giám sát lĩnh vực thuế, hải quan là nội dung quan trọng đối với Bộ Tài chính. Kết quả giám sát sẽ là thước đo, đánh giá trung thực, khánh quan nhất về cải cách mà Bộ Tài chính đã đạt được trong thời gian qua, cũng như những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
“Để việc cải cách thủ tục thuế, hải quan đạt hiệu quả thiết thực hơn, Bộ Tài chính mong muốn nhận được sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ phía các bộ, ngành, địa phương… Nội dung giám sát sẽ tập trung vào những lĩnh vực cần cải cách mạnh mẽ hơn. Ví dụ, như cần hiện đại hóa kê khai thuế, nộp thuế điện tử; phối hợp liên ngành đối với các thủ tục liên quan đến đất đai, liên quan đến các ngành để giảm thời gian, tạo thuận lợi cho DN, người nộp thuế…” - Thứ trưởng Vũ Thị Mai nói.
Theo kế hoạch, từ tháng 7 đến tháng 10/2016 chương trình giám sát sẽ triển khai tại 13 tỉnh, thành phố có điều tiết ngân sách về trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh… Các đoàn Trung ương sẽ tổ chức giám sát tại TP. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, còn 10 địa phương khác sẽ giao cho địa phương thực hiện.
Theo kế hoạch, từ tháng 11 đến tháng 12/2016, Ban tổ chức chương trình giám sát sẽ xây dựng báo cáo kết quả giám sát, khảo sát đề xuất kiến nghị về cơ chế giải pháp đối với việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thuế, hải quan../.
Theo kế hoạch, từ tháng 7 đến tháng 10/2016 chương trình giám sát sẽ triển khai tại 13 tỉnh, thành phố có điều tiết ngân sách về trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh… Các đoàn Trung ương sẽ tổ chức giám sát tại TP. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, còn 10 địa phương khác sẽ giao cho địa phương thực hiện. Bảo Châu - Hải Anh
顶: 89踩: 86
【tỷ số alkmaar】Chương trình giám sát thuế, hải quan: Đánh giá khách quan, độc lập
人参与 | 时间:2025-01-26 09:05:13
相关文章
- Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- Người đàn ông bị sét dội xuống đầu, tia lửa bắn tung tóe
- Đã "chạm" đến độ sâu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Thế giới thiệt hại 14 tỷ USD vì lừa đảo tiền ảo năm 2021
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Xử lý hình sự điển hình một số vụ việc vi phạm bản quyền nghiêm trọng
- Temasek định hình Danh mục đầu tư cho phát triển bền vững
- Kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt khoảng 2 tỷ USD
- Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- Ứng dụng giao thông thông minh: Dư địa nào cho Startup Việt?
评论专区