Kỳ I: Người tiêu dùng có “tiếp tay”?ốngbuônlậuhànggiảhàngnháiKỳket qua fa cup anh | Nhận diện hàng thật - hàng giả Ảnh: Định Khang |
Dạo quanh các tuyến phố ở Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào… có thể nhận thấy, rất nhiều các sản phẩm túi sách, dây lưng, áo khoác… nhái các nhãn hiệu nổi tiếng. Tại một cửa hàng trên phố Hàng Ngang, chỉ khoảng 100 - 150 nghìn đồng là có thể mua 1 chiếc thắt lưng nhái nhãn hiệu Gucci. Chị Huyền (dốc Minh Khai, Hai Bà Trưng) chia sẻ, dù biết đây là những sản phẩm hàng nhái nhưng do giá cả hợp với túi tiền nên chị vẫn chọn mua. Dọc các tuyến phố Đại La, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy…, các sản phẩm quần áo, giày dép, chăn, ga, gối, đệm nhái các thương hiệu nổi tiếng cũng được bày bán công khai. Tuyến phố Lương Văn Can là nơi hoạt động mua bán diễn ra tấp nập. Kiểm tra hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ tại đây, lực lượng chức năng cũng khó phân biệt đâu là hàng thật - hàng giả, bởi chúng được bày bán xen lẫn nhau. Hơn nữa, sản phẩm được làm rất tinh vi, lực lượng chức năng phải mang những quyển cataloge ra để so sánh đối chiếu. Đối với các sản phẩm đồ chơi, đặc biệt là đồ chơi Lego, người tiêu dùng lại là đối tượng “tiếp tay” cho đối tượng buôn lậu, do họ chọn mua các sản phẩm hàng nhái vì giá rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng. Rượu là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi được hỏi có phân biệt rượu thật - rượu giả không, anh Nhân (Phương Mai, Đống Đa) - thừa nhận, khó lắm, nhất là các dòng Hennessy, Johnnie Walker, Red Label, Chivat… được làm nhái rất tinh vi. Bên cạnh đó, các chai rượu giả lại được “quàng” thêm tem chống hàng giả, mà những tem này cũng được nhái một cách tinh vi, nếu không có thiết bị chuyên dùng thì đến cả lực lượng kiểm tra cũng không phát hiện được. “Mua ở cửa hàng miễn thuế hay nhờ người quen có công ty kinh doanh mặt hàng này mua hộ tạm coi là giải pháp an toàn. Thông thường, tôi chọn rượu Vodka Nga vì nhiều mẫu mã đẹp mà sản phẩm này ít bị làm nhái hơn” - anh Nhân tiết lộ. Theo kết quả kiểm tra liên ngành mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo trong dịp Tết Dương lịch vừa qua cho thấy, kiểm tra 54 vụ, xử lý 50 vụ, phạt vi phạm hành chính gần 471,7 triệu đồng, tịch thu hàng hóa trị giá hơn 488 triệu đồng, bao gồm 814 chai rượu, 148 bao thuốc lá. Tổng thu đạt gần 1 tỷ đồng, trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh rượu không có giấy phép, kinh doanh rượu, thuốc lá lậu... Năm 2014, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 9.167 vụ, xử lý 8.819 vụ vi phạm; tổng số tiền thu được đạt gần 92 tỷ đồng. |
Về vấn đề rượu giả nằm trong rượu lậu, ông Vũ Công Chí - Phó Đội trưởng Đội 8, Phòng PC 46 (Công an TP.Hà Nội) - không dám đánh giá vì hàng lậu thông qua đường Campuchia, Lào, thậm chí đường biển nhập về nội địa. “Rượu lậu bao nhiêu % giả bản thân các hãng sản xuất cũng không xác định được, vì qua Lào, Campuchia, Trung Quốc, những chai rượu có thể đã bị làm giả trước khi đưa vào thị trường trong nước” - ông Chí nói. Rượu nhập theo đường chính thống không thể cạnh tranh được về giá với các sản phẩm nhập lậu. Rượu nhập chính thống chủ yếu tiêu thụ trong các khách sạn, nhà hàng lớn để giữ uy tín... Ông Chu Xuân Kiên - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) - cho biết, mặc dù công tác kiểm soát thị trường trong nước đã được tăng cường, song vẫn chưa đạt yêu cầu, chưa được ngăn chặn và xử lý cơ bản các hoạt động gian lận thương mại. Càng về những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán nhu cầu càng tăng mạnh. Các đối tượng buôn lậu chọn thời điểm này để tập kết, vận chuyển hàng nhập lậu về Hà Nội. Hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng. Lượng hàng giả, hàng kém chất lượng nhiều, lại được bầy bán xen lẫn với hàng thật, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Trong khi đó, nhân lực mỏng, trang thiết bị còn thiếu là những khó khăn trực tiếp đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng chức năng. Kỳ II: Tập trung vào đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn |