时间:2025-01-10 19:31:08 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá
Bộ trưởng KH&CN, TS Nguyễn Quân đã trả lời về định hướng tháo gỡ những vướng bxh bd đuc
Bộ trưởng KH&CN,ảisửaluậtngânsáchđểKHCNpháttriểbxh bd đuc TS Nguyễn Quân đã trả lời về định hướng tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế tài chính trong khoa học hiện nay.
- Thưa Bộ trưởng, thời gian gần đây chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời nhận được ý kiến của một số nhà khoa học, bày tỏ việc cấp phát kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước rất chậm trễ. Có ý kiến còn cho biết đã phải từ chối nhận nhiệm vụ vì khi nhận được kinh phí thì đề tài nghiên cứu đó đã lỗi thời, mất tính thời sự hoặc kinh phí không đủ để thực hiện do trượt giá. Bộ trưởng nghĩ thế nào về thực trạng này?
Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân quê Thái Bình, từng là giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu sinh cao học tại Viện Kỹ thuật châu Á AIT (Thái Lan) |
Nguyên nhân của sự chậm trễ trong thời gian vừa qua có gốc rễ từ việc chúng ta đã hành chính hóa hoạt động nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Chính vì thế, chúng ta yêu cầu các nhà khoa học và cơ quan quản lý về khoa học công nghệ phải phê duyệt nhiệm vụ khoa học công nghệ như là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Nghĩa là trước ngày 31/7 hàng năm Bộ KHCN phải phê duyệt toàn bộ các nhiệm vụ của khoa học công nghệ của năm sau, để gửi sang Bộ Tài Chính và tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội. Sau khi Quốc hội phê chuẩn ngân sách của năm sau thì sẽ giao kinh phí đó cho các nhà khoa học.
Để có được danh mục của các nhà khoa học được phê duyệt vào 31/7 hàng năm, Bộ KH-CN phải thông báo cho các nhà khoa học, các Bộ ngành đề xuất nhiệm vụ. Sau đó, thành lập các loại hội đồng, từ hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ đến hội đồng tuyển chọn, xét chọn và làm việc ròng rã 5-7 tháng. Vì vậy, các nhiệm vụ khoa học công nghệ khi được cấp kinh phí thì thường là nhiệm vụ đó đã được đề xuất trước đó ít nhất 1 năm.
- Nhưng một cán bộ của Bộ Tài chính nhận định, nếu các cơ quan khoa học và công nghệ rút ngắn quy trình thẩm định các đề án, các nhiệm vụ khoa học công nghệ đó thì các nhà khoa học sẽ được nhận kinh phí nhanh hơn. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào về nhận định này?
Khi tiền đã ở trong tài khoản các cơ quan quản lý nhà nước về KHCN thì chắc chắn các nhà khoa học sẽ nhận được tiền sớm hơn.
Hiện nay, chúng ta làm kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ như là kế hoạch xây dựng cơ bản nên dù là giao ngay thì thời điểm giao kinh phí cũng sau thời điểm đề xuất hàng năm trời, nên không khắc phục được bất cập này.
Vài năm gần đây, chúng tôi bị áp đặt phải thẩm định lại một lần nữa. Tức là năm trước thẩm định xong để tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước đến khi được Thủ tướng Chính phủ giao kinh phí thì chúng tôi lại phải chờ đợi quá trình thẩm định mà không phải của Bộ KHCN, cho nên việc giao kinh phí lại càng chậm.
Ví dụ như kinh phí nghiên cứu các nhiệm vụ cấp Nhà nước năm 2011 thì đến tận tháng 2/2012 mới được giao, kinh phí cho nghiên cứu các nhiệm vụ cấp Nhà nước năm 2012 đến tháng 10/2012 mới được giao và kinh phí cho nghiên cứu năm 2013 đến thời điểm này vừa mới được giao.
- Vậy theo Bộ trưởng, chúng ta sẽ cải cách cơ chế cấp phát tài chính như thế nào ?
Nghị quyết số 20 Hội nghị TW 6 khóa 11 về phát triển khoa học công nghệ có nội dung rất quan trọng là tài trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ phải phù hợp với tiến độ phê duyệt các nhiệm vụ này.
Thứ hai là Trung ương cũng nhất trí rất cao là phải mở rộng áp dụng cơ chế tài chính của Quỹ phát triển khoa học công nghệ cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
Đây là 2 điểm mấu chốt để giải quyết bất cập. Vì khi chúng ta có cơ chế để các nhà khoa học đề xuất nhiệm vụ khoa học lúc nào và được phê duyệt lúc nào thì có kinh phí thực hiện ngay lúc đó.
Đối với cơ chế quỹ sẽ giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý nhà nước về KHCN. Sau khi dự toán ngân sách được Quốc hội phê chuẩn, được Chính phủ giao thì kinh phí sẵn sàng cho các nhà khoa học. Khi các nhà khoa học đề xuất nghiên cứu thì chúng tôi lập Hội đồng phê duyệt, đánh giá và sẽ cấp kinh phí ngay lập tức.
Cơ chế quỹ không cần phải quyết toán theo năm tài chính mà sẽ quyết toán theo hợp đồng. Đồng thời, kinh phí của năm trước mà không sử dụng hết sẽ được tự động chuyển nguồn sang năm sau, không phải báo cáo xin phép.
Như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học. Nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Trung ương, sắp tới chúng tôi thể chế hóa bằng Luật Khoa học công nghệ sửa đổi thì chắc chắn chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng bất cập này.
- Mọi quy định đều cho chúng ta đặt ra. Vậy tại sao chúng ta không chủ động những điều chỉnh để những cải cách đó phù hợp với nghiên cứu KHCN?
Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Chúng ta từ trước đến nay làm công nghệ nhưng theo cách hành chính hóa. Bây giờ đã hội nhập quốc tế rồi, chúng ta cần hoạt động theo thông lệ quốc tế, xây dựng cơ chế tài chính KHCN không theo đầu tư cơ bản.
Nghiên cứu khoa học cần phải có cơ chế đặc thù. Sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết 20, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 36, phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Trung ương, trong đó có rất nhiều nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành sửa đổi các luật hiện hành, kể cả Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thuế thu nhập và một số luật trong chuyên ngành của khoa học công nghệ.
Chúng tôi hy vọng nếu các Bộ, ngành phối hợp tốt sẽ có những quy định mới phù hợp với kinh tế thị trường, với đặc thù của KHCN. Điều này đòi hỏi những nhà quản lý Nhà nước, đặc biệt là lãnh đạo các Bộ, ngành phải đổi mới tư duy.
Nếu chúng ta cứ nói rằng Luật Ngân sách là chân lý, không thể thay đổi được và yêu cầu phải thực hiện theo những điều luật đã trở nên lạc hậu, chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ đổi mới được hoạt động khoa học công nghệ nói riêng, cũng như đổi mới được cơ chế, chính sách để phát triển đất nước nói chung.
Xin cảm ơn Bộ trưởng !
Hoàng Tuân(ghi)
Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang2025-01-10 19:02
Ngành điện nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn2025-01-10 18:53
Trung Quốc đang lãng phí tài nguyên cho các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM)2025-01-10 18:44
Hà Giang bồi dưỡng chuyển đổi số cho lãnh đạo cấp huyện, xã2025-01-10 18:33
Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple2025-01-10 18:16
Viettel giữ vững vị thế đứng đầu về Công nghệ thông tin và Viễn thông2025-01-10 18:07
Nỗ lực vượt “biển lớn”, truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trẻ2025-01-10 18:03
Kiên Giang đầu tư ứng dụng công nghệ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn2025-01-10 17:42
Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội2025-01-10 17:30
Những ‘vị vua không ngai’ của thế giới tiền điện tử đã ‘ngã ngựa’2025-01-10 17:01
Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An2025-01-10 19:25
Sam Altman, cha đẻ của ChatGPT thích bánh mì Việt Nam2025-01-10 19:22
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành chăn nuôi tìm kiếm đầu tư tại ILDEX Vietnam 20232025-01-10 19:09
Doanh nghiệp tìm công nghệ để “nâng chất" cho nông sản xuất khẩu2025-01-10 19:08
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế2025-01-10 18:25
Người Việt ngày càng chuộng đeo đồng hồ thông minh2025-01-10 17:10
Sẵn sàng cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn mùa mưa bão2025-01-10 17:01
Những ngành nghề sẽ cất cánh nhờ ứng dụng công nghệ 5G2025-01-10 17:01
Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới2025-01-10 17:00
Sau phổ cập di động, Viettel đặt mục tiêu khai phóng tiềm năng số2025-01-10 16:53