【kqbd everton】Tuyên truyền, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn vì cộng đồng
时间:2025-01-26 00:14:28 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Thời gian qua,ềnhỗtrợsảnxuấtkinhdoanhthựcphẩmantonvcộngđồkqbd everton Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn luôn được đảm bảo về chất lượng ATTP.
Nâng cao nhận thức
Theo kế hoạch năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 8 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp cho thành viên Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ. Các lớp tập huấn này tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng tư vấn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn (TPAT). Qua đó, nâng cao trình độ và năng lực cho người dân, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của xã hội.
Nhiều nông dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã chia sẻ: “Qua các buổi tập huấn, bà con được hiểu rõ hơn về các quy định và cách làm thế nào để đảm bảo ATTP trong sản xuất. Từ đó, áp dụng những kiến thức này để cải thiện chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế hợp lý hơn”.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh cũng quản lý, hỗ trợ người dân thông qua các hoạt động kiểm tra theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Trong 9 tháng năm 2024, chi cục đã thẩm định 53 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Kết quả thẩm định cho thấy có 2 cơ sở xếp loại A và 51 cơ sở xếp loại B, tất cả đều đạt yêu cầu về ATTP.
Để tăng cường ý thức về sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh đã ký kết bản cam kết với 55 cơ sở. Đồng thời, in ấn và cấp phát 27.000 bản cam kết cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nhằm đảm bảo người dân cam kết thực hiện đúng theo các quy định.
Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh cũng thực hiện giám sát chất lượng ATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn. Năm 2024, Chi cục xây dựng kế hoạch thu 172 mẫu nông sản để giám sát và truy xuất nguồn gốc. Các mẫu được kiểm nghiệm bao gồm lươn, cá thát lát, mít, chanh không hạt, sầu riêng… Kết quả kiểm nghiệm cho thấy tất cả các mẫu đều đạt yêu cầu về ATTP.
Đặc biệt, chương trình giám sát dư lượng hóa chất trong động vật thủy sản nuôi đã lấy 20/25 mẫu. Tất cả các mẫu đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, mở ra cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU cho một số sản phẩm như cá sặc rằn, cá rô phi, cá lóc, cá trê phi.
Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 17 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được cấp xác nhận. Các sản phẩm chủ lực bao gồm cam xoàn, cá thát lát, lúa gạo, rau ăn lá, trà mãng cầu và lươn. Trong năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh dự kiến cấp xác nhận cho 4 chuỗi cung ứng nông sản mới và hỗ trợ 5 cơ sở sản xuất, chế biến hướng đến chứng nhận chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như ISO và HACCP.
Việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn không chỉ giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm, mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Hiện chuỗi cá thát lát đang được tiêu thụ tại Hà Nội với sản lượng trên 5 tấn/tháng, chuỗi chanh không hạt đã xuất khẩu sang Hà Lan, còn sản phẩm rau an toàn đã có mặt tại các siêu thị lớn…
Nhằm đẩy mạnh việc phát triển thị trường và kết nối tiêu thụ sản phẩm, Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại các tỉnh phía Bắc. Thông qua tuần hàng trưng bày và quảng bá sản phẩm tại Hà Nội, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như bưởi da xanh, khóm Cầu Đúc, mít Thái và cá thát lát đã nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Nhờ vào các chương trình xúc tiến thương mại, sản phẩm nông sản của chúng tôi đã được biết đến rộng rãi hơn và có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác lớn, mở ra cơ hội cho đặc sản Hậu Giang tiến xa hơn trên các thị trường lớn trong tương lai”.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh, cho rằng: Công tác quản lý và đảm bảo ATTP đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, việc sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn vẫn còn quy mô nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và sự tham gia tích cực của người dân sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
MAI THANH
上一篇: Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
下一篇: Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
猜你喜欢
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Sốt là dấu hiệu ung thư đã di căn sang các bộ phận khác
- Cả nước có hơn 32 nghìn giao dịch bất động sản thành công trong 6 tháng
- Infographics: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 4 tỷ USD
- SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- Có 2 dấu hiệu này đi khám người đàn ông phát hiện ung thư di căn
- Hơi thở có mùi lạ cảnh báo dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1
- Yến sào Nam Dược
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%