| Bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu |
Thời gian gần đây,òngvệthươngmạiDoanhnghiệpcầntrangbịnhữngkiếnthứccơbảnhan dinh valencia các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, do đó các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại. Theo Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong những năm qua đã có 130 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đứng đầu là Hoa Kỳ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ & Ấn Độ… Trong các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, các vụ việc về điều tra chống bán phá giá (77 vụ việc), tự vệ (23 vụ), chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (17 vụ việc) và các vụ việc về chống trợ cấp (11 vụ việc). | Đã có 130 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam - Ảnh minh họa |
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay, các quốc gia có xu hướng cắt giảm thuế quan nhằm mục đích tận dụng tối đa những lợi ích mà tự do thương mại mang lại. Tuy nhiên, theo cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các quốc gia vẫn được phép sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước các hành vi thương mại không lành mạnh hoặc sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu. | Hội thảo thu hút sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước và đông đảo doanh nghiệp |
Tại hội thảo ngoài việc cung cấp các thông tin văn bản pháp luật về Luật phòng vệ thương mại đã được ban hành và Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại… Cục Phòng vệ Thương mại cùng với các chuyên gia tham dự hội thảo đã tập trung phân tích thực tiễn các vụ kiện về phòng vệ thương mại liên quan hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU... đưa ra những lưu ý, khuyến nghị dành cho các bên có liên quan (cơ quan nhà nước, hiệp hội/ hội ngành hàng, doanh nghiệp) trong việc ứng phó hiệu quả các vụ kiện phòng vệ thương mại trong tương lai. |