【kq bóng đá cúp c1】Doanh nghiệp ngày càng chi nhiều tiền cho quảng cáo kỹ thuật số

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:29:31 评论数:
doanh nghiep ngay cang chi nhieu tien cho quang cao ky thuat soSẽ hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp đạt các tiêu chí thương hiệu quốc gia
doanh nghiep ngay cang chi nhieu tien cho quang cao ky thuat soPhấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia
doanh nghiep ngay cang chi nhieu tien cho quang cao ky thuat soThương mại điện tử: Doanh nghiệp phải sẵn sàng vào cuộc chơi mới
doanh nghiep ngay cang chi nhieu tien cho quang cao ky thuat soMở rộng xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử
doanh nghiep ngay cang chi nhieu tien cho quang cao ky thuat so
Các doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc lớn đã có sự đầu tư bài bản và chuyên nghiệp hơn cho vấn đề thương hiệu. Ảnh Internet

Ngày 22/11,ệpngàycàngchinhiềutiềnchoquảngcáokỹthuậtsốkq bóng đá cúp c1 Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Dentsu Network Việt Nam tổ chức hội thảo “Những bài học xây dựng thương hiệu thành công từ các doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên số”.

Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC cho biết, so với 5-6 năm trước đây, việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc lớn đã có bước phát triển tốt hơn. Các doanh nghiệp ngày có nhận thức cao hơn về vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu với sự đầu tư bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, vì nước ta hiện nay đa số vẫn là các nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu chưa thực sự mạnh mẽ và còn manh mún trong cách thực hiện. Nhìn chung so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những điểm hạn chế nhất định trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia giai đoạn từ 2020 đến 2030. Nội dung Chương trình Thương hiệu quốc gia giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch. Từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, mạng internet phát triển nhanh chóng, phương thức tiếp thị và bán hàng cũng thay đổi. Theo báo cáo từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đạt 8,06 tỷ USD, tăng trưởng tới 30%. Với việc nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời, người tiêu dùng trực tuyến gia tăng đáng kể. Do vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng kênh thương mại trực tuyến trong bán hàng và quan trọng hơn là trong xây dựng thương hiệu.

Trong thời kỳ kỷ nguyên số, phương thức quảng bá cũng có nhiều khác biệt so với phương thức truyền thống trước đây. Việc quảng bá sản phẩm lên các kênh online ngày càng phát triển, trong đó mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google, Youtube… hay trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nhận biết của khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo đó, sự phát triển của quảng cáo hiển thị trên mạng internet thông qua mạng xã hội và các video trực tuyến ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong một nghiên cứu toàn cầu, Tập đoàn Zenith Optimedia dự đoán, chi tiêu dành cho quảng cáo kỹ thuật số trong năm 2019 chiếm 47 tổng ngân sách quảng cáo, tăng 3% so với năm 2018.

Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2020 quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam có thể sẽ lên tới 13 tỷ USD; gần như 100% doanh nghiệp sử dụng các nền tảng hỗ trợ giao tiếp như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook, Zalo…; 44% doanh nghiệp đã có website và ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc website hơn nữa.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần có chiến lược trong hoạt động xây dựng thương hiệu gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư một cách nhanh chóng hơn và quyết liệt hơn.

Ông Hùng Võ, Phó Tổng giám đốc Phụ trách Marketing Công ty Biti’s cũng chia sẻ, trước đây Biti’s được tin dùng nhờ tiêu chí ‘‘bền”, nhưng hiện nay đây không còn là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm giày dép, nhất là đối với giới trẻ. Thay vào đó, mẫu mã sản phẩm và tính tiện dụng là yếu tố quyết định cho việc mua sắm của giới trẻ ngày này. Do đó, doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược quảng bá thương hiệu cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Theo ông Hùng Võ, để xây dựng và quảng bá thương hiệu thành công, doanh nghiệp phải từ bỏ tư duy bán hàng giá rẻ và tập trung vào giá trị sản phẩm và nâng chất các dịch vụ hậu mãi. Đồng thời phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, sao cho sản phẩm bắt kịp xu hướng hoặc mạnh dạn tạo ra xu hướng mới trong tiêu dùng.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Công ty Kantar Worldpanel cũng đưa ra những phân tích và số liệu cụ thể về xu hướng tiêu dùng trong tương lai tại châu Á và Việt Nam. Qua đó giúp doanh nghiệp nhận diện những hành vi tiêu dùng, mua sắm của khách hàng trong thời đại số để định hướng tiếp cận thị trường, thay đổi cách tương tác trong chiến lược xây dựng thương hiệu.

Theo đó, ông Hoàng chỉ ra một số hình thức mua sắm mới sẽ trở nên thịnh hành và phổ biến trong thời gian tới như thương mại trên mạng xã hội, công nghệ số kênh tạp hóa, mua sắm tương tác trực tiếp qua live stream và mô hình cửa hàng tiện lợi không người bán.