GS. Hyeon Park của Đại học Seoul đưa ra khuyến nghị tại Hội thảo |
Khuyến nghị cơ chế đảm bảo doanh thu tối thiểu
Tại Hội thảo tham vấn và khuyến nghị hoàn thiện xây dựng dự thảo Luật PPP tổ chức ngày 16/10 tại Hà Nội,ôngcơchếchiasẻrủirorấtkhóhútvốnvàodựákq leipzig GS. Hyeon Park của Đại học Seoul (Hàn Quốc) cho rằng, đối với dự ánPPP thì việc xác định rủi ro cho các bên, đặc biệt các dự án theo hình thức Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO), là yếu tố quyết định sự sống còn của dự án.
Ông Park - chuyên gia tư vấn của Dự án “Hỗ trợ phát triển Khung pháp lý về đầu tưtheo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam” - khuyến cáo Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định mức độ chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Hàn Quốc ban đầu thực hiện chính sách chia sẻ rủi ro rất lớn với tên gọi Đảm bảo Doanh thu Tối thiểu (MRG), sau đó siết lại dần chính sách này và hiện nay việc chia sẻ rủi ro đối với nhà đầu tư theo dự án PPP được Chính phủ thực hiện dưới hình thức khác như trực tiếp chi trả khoản bảo lãnh hỗ trợ nhà đầu tư hoặc kéo dài thời gian hợp đồng PPP thông qua đàm phán lại.
Ngay từ giai đoạn xem xét ký hợp đồng PPP quy mô lớn, mức rủi ro đối với các dự án này đã được đánh giá rất kỹ. Và khi xảy ra rủi ro MRG, Chính phủ Hàn Quốc sẽ xem xét quyết định mức chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư.
Quan niệm PPP là hình thức đầu tư có thể thu lời ngay là sai lầm. Dù là tiền tư nhân, vốn ODA hay tiền ngân sách để xây dựng hạ tầng cho người dân sử dụng, thì Chính phủ không thể hoàn toàn phó mặc rủi ro cho khu vực tư nhân được, ông Park nói.
Tại Hàn Quốc, các quy định liên quan đến PPP được chính thức hệ thống hóa thành văn bản pháp luật từ năm 1994. Bối cảnh xây dựng luật PPP ở Hàn Quốc, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều giống nhau, là do nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án bị hạn chế.
Từ kinh nghiệm và những vấn đề gây tranh cãi trong xây dựng luật PPP tại Hàn Quốc, ông Park và các cộng sự trong dự án cho rằng, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án PPP là rất quan trọng bởi đây là mô hình có sự giao thoa giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân.
Lấy đơn cử câu chuyện, việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào dự án xây dựng dự án khách sạn ở Hà Nội khác xa về bản chất với dự án đường cao tốc từ Hà Nội vào Đà Nẵng.
Dự án xây khách sạn trở nên hấp dẫn bởi cho dù không có cơ quan nhà nước tham gia thì bên tư nhân sẵn sàng bỏ tiền đầu tư, còn dự án PPP đường bộ hay hạ tầng giao thông nói chung thì không đơn thuần là đầu tư và thu lời, mà nó liên quan trực tiếp đến việc trả phí của người tham gia giao thông, ông Park đánh giá.
Do vậy, cần có luật PPP để giảm thiểu rủi ro đối với nhà đầu tư. Khoản đầu tư của doanh nghiệpvào dự án PPP thường được tiến hành vòng 5 năm, nhưng thời gian thu hồi vốn có thể lên tới 30 năm, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Do vậy, xây dựng luật PPP giúp nhà đầu tư dự đoán và đối phó với rủi ro của dự án.
Tại sao cần quy mô dự án tối thiểu 200 tỷ đồng?
Hàn Quốc có danh sách 53 danh mục khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP được chắt lọc từ 56 luật khác nhau. Trong khi đó, Việt Nam đang chia các danh mục đầu tư rất cơ bản theo các lĩnh vực như đường bộ, đường sắt… GS. Park khuyến nghị, Việt Nam cần phân chia một cách chi tiết cụ thể đối với các lĩnh vực thu hút đầu tư theo PPP. Bởi khi tiến hành các dự án PPP, các nhà đầu tư cần biết rõ hỗ trợ cụ thể từ Chính phủ ra sao.
Ngoài ra, khi nhận đề xuất dự án từ nhà đầu tư, thì cần xác định rõ cơ quan nào thẩm định, xem xét tiến hành dự án theo hình thức nào, có làm PPP được không. Nếu có sự phân chia lĩnh vực thu hút đầu tư theo PPP một cách cụ thể sẽ giúp giảm rất nhiều chi phí không cần thiết cho nhà đầu tư.
Đối với quy mô tối thiểu của dự án PPP, nhóm tư vấn của ông Park cho rằng Việt Nam nên xác định quy mô tối thiểu của dự án PPP từ 200 tỷ đồng trở lên. Đề xuất này dựa trên cơ sở đối chiếu so sánh với quy mô dự án PPP của Australia, chuyên gia Hàn Quốc nói thêm.
Các dự án PPP rất khác so với các dự án Chính phủ tài trợ toàn bộ, nên cần tiến hành các bước theo trình tự, kể cả đấu thầu. Do vậy, dự án PPP phải có quy mô tương xứng để tiến hành các bước này.
Tại Hàn Quốc, trong văn bản pháp luật không quy định quy mô tối thiểu của dự án PPP, nhưng trên thực tế khi dự án đạt quy mô lớn phía cơ quan chức năng Hàn Quốc tiến hành giám sát rất chặt chẽ. Chẳng hạn, đối với các dự án PPP trên 200 tỷ Won, Ban chỉ đạo PPP do Bộ trưởng Kinh tếvà Tài chínhHàn Quốc chủ trì, giám sát việc thực hiện dự án theo từng giai đoạn.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung, Luật PPP là đạo luật hết sức quan trọng giúp Việt Nam có khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để thu hút đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, đặt nền móng cho phát triển kinh tế xã hội trong nước.
“Hàn Quốc được xem là quốc gia rất thành công trong thực hiện các dự án PPP và những kinh nghiệm của Hàn Quốc là rất quý báu để chúng tôi hoàn thiện Luật PPP,” Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung nói.
Đến thời điểm này, dự thảo Luật PPP sau nhiều lần lấy ý kiến tham vấn và khảo sát đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Theo kế hoạch, dự thảo Luật PPP sẽ được đưa ra biểu quyết tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vào tháng 5/2020. Do vậy, thời gian tới còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện dự án Luật PPP.