An Truyền nằm bên phá Tam Giang,ặnglòngvớichuyệnhọcởlàngquêAnTruyềkết quả iran hôm nay người dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới ven phá, cuộc sống chưa phải đầy đủ lắm nhưng nhà nào cũng chăm lo chuyện học hành của con em. Hằng năm, cứ mỗi độ thu về, làng lại đông vui như trẩy hội. Những ngày này, làng đón 2 sự kiện văn hóa lớn là đại lễ thu tế và khen thưởng học sinh giỏi đỗ đại học. Ngoài truyền thống hiếu học, Hội đồng hương An Truyền còn là động lực nuôi dưỡng ý chí vượt khó, học giỏi cho các em. Theo nhà báo Võ Đại Đề, Chủ tịch Hội đồng hương An Truyền tại Thừa Thiên Huế, mục tiêu của hội là hướng thiện, hướng đến hành trình tri thức đối với tuổi trẻ tương lai bằng những việc làm cụ thể và hiệu quả.
Nhớ lại các buổi lễ trao thưởng đầu năm học tại An Truyền, những tấm gương hiếu học được tuyên dương, như em Đoàn Quốc Hoài Nam, đoạt huy chương bạc Olympic Hóa quốc tế; Tôn Thất Ái Đăng giải nhất môn Lý cấp tỉnh và cấp quốc gia; Võ Sao Khuê tốt nghiệp tiến sĩ công nghệ thông tin tại Cộng hòa Áo; Hồ Thị Linh Tâm, huy chương vàng giải Taekwondo trẻ Đông Nam Á 2015, hay gặp mặt vinh quy vô địch Olympia năm 2016 của Hồ Đắc Thanh Chương hoặc của tiến sĩ trẻ nhất Đại học Huế năm 2013 Võ Thị Kim Thảo... mới thấy hết giá trị của một làng quê xem chuyện học hành là trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Năm nay, lễ trao phần thưởng khuyến học cho các tân sinh viên, chúc mừng các em bước vào giảng đường đại học mang nặng nghĩa tình của nhiều tấm lòng, như luật sư Hồ Ngọc Đàn, GS. Tôn Thất Viễn Bào..., nhiều con em của làng nay là kỹ sư, bác sĩ, những doanh nghiệp thành đạt và cả ngư dân nghèo tham gia gửi tặng, động viên.
Điều mà An Truyền ghi nhận là sự đóng góp nhiệt tình của nhà báo Võ Đại Đề, người con của quê hương. Là Chủ tịch Hội đồng hương An Truyền tại Thừa Thiên Huế, ngoài hoạt động báo chí có bề dày kinh nghiệm, anh Đề còn được biết đến là người lập nghiệp giỏi. Anh tâm sự, muốn có điều kiện giúp làng, giúp các học sinh nghèo học giỏi không chỉ nhiệt tình vận động, kêu gọi các mạnh thường quân, các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân hội viên ủng hộ cho chương trình, mà bản thân mình phải đi đầu trong lập nghiệp để có điều kiện tham gia hoạt động khuyến học với dân làng.
Sau khi nghỉ hưu, anh Đề thành lập trung tâm đào tạo Anh ngữ, tìm kiếm học bổng tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên du học nước ngoài. Mục tiêu là muốn cho tuổi trẻ tiếp cận được nền văn minh hiện đại của nước ngoài, đồng thời giải quyết vấn nạn việc làm cho một số sinh viên ra trường chưa có công việc ổn định. Trung tâm của anh có lợi nhuận để giúp đỡ quê nhà thông qua các chương trình người nghèo và khuyến học. Đầu năm học mới này, trung tâm tài trợ 100 triệu đồng cho 2 chương trình “Tiếp lửa tài năng” của Trường trung học phổ thông chuyên Quốc Học và chương trình tân sinh viên làng An Truyền năm 2017, mỗi chương trình 50 triệu đồng bằng tiền mặt và phí dịch vụ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có nguyện vọng du học nước ngoài ở Mỹ, Úc, Canada.
Với trách nhiệm là chủ tịch, nhà báo Đại Đề đã cùng tập thể xây dựng Hội đồng hương An Truyền hoạt động hiệu quả mà không phải làng quê nào cũng làm được. Tính đến nay, sau 10 năm hoạt động, tập trung cho 2 chuyên đề “Người nghèo” và “Khuyến học”, Hội đồng hương An Truyền đã thực hiện thành công 30 chương trình trợ giúp người nghèo, trong đó có học sinh nghèo với 5.488 suất quà có giá trị hơn 1.707.500.000đ và biểu dương khen thưởng qua 15 chương trình khuyến học lớn nhỏ với 359 tân sinh viên có giá trị hơn 200 triệu đồng.
Bùi Vĩnh Cự