当前位置:首页 > La liga

【kq west bromwich】Doanh nghiệp tái cấu trúc ra sao để thích ứng với “bình thường mới”?

Thích ứng an toàn với dịch Covid-19,ệptáicấutrúcrasaođểthíchứngvớibìnhthườngmớkq west bromwich động lực để doanh nghiệp phục hồi sớm
Thủ tướng: Bám sát thực tiễn, kiên trì thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với Covid-19
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp khả quan hơn nhờ trạng thái "bình thường mới"
Doanh nghiệp tái cấu trúc ra sao để thích ứng với “bình thường mới”?
Thu phí đường bộ là một trong những lĩnh vực chính mà Tasco sẽ tập trung nguồn lực để tạo sức bật trong thời gian tới. Ảnh: ST

Rút chân khỏi lĩnh vực kém hiệu quả

Ngày 14/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường để thông qua định hướng tái cơ cấu do ảnh hưởng dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025. Theo tờ trình của HĐQT, những thiệt hại do dịch Covid-19 cùng những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh là yêu cầu cấp bách đòi hỏi Vietnam Airlines phải thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực và thực hiện có lộ trình, triển khai trên toàn hệ thống để vượt qua khó khăn, từng bước hồi phục và phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi.

Việc bán đi những mảng, lĩnh vực kém hiệu quả cũng là giải pháp được nhiều DN lựa chọn để tập trung cho những lĩnh vực cốt lõi, có lợi thế, lại giúp mang về nguồn tài chính bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các giải pháp được đề xuất gồm có: tái cơ cấu đội bay; tái cơ cấu tài sản thông qua thực hiện thanh lý các tàu bay cũ, bán và thuê lại máy bay để đổi mới đội tàu bay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo nguồn lực máy bay đáp ứng nhu cầu thị trường giai đoạn phục hồi sau dịch. Vietnam Airlines cũng dự định tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, huy động nguồn vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý thông qua các kênh: phát hành trái phiếu, vay thương mại từ các tổ chức tín dụng trong nước; tái cơ cấu các khoản nợ vay… Bên cạnh đó, tái cơ cấu danh mục đầu tư và các DN thành viên, bao gồm chuyển nhượng vốn, cổ phần hóa, bán một số danh mục đầu tư để tổng công ty có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ cho ngành hàng không; đồng thời bổ sung thu nhập, bù đắp lỗ lũy kế và dòng tiền cho công ty mẹ… và các giải pháp khác nhằm cơ cấu tổ chức và đổi mới quản trị DN.

Đầu tháng 12/2021, Tổng công ty IDICO đã thông báo về việc thoái vốn đầu tư tại các công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Theo ông Đặng Chính Trung, Tổng giám đốc IDICO, hiện tổng công ty IDICO đang tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính và cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư. Do đó, Tổng công ty chào bán toàn bộ số lượng cổ phần đầu tư tại 4 đơn vị gồm: Công ty CP Đầu tư xây dựng lắp máy IDICO, Công ty CP Đầu tư Đồng Thuận, Trường Đại học Công nghiệp Vinh và Công ty CP Đầu tư xây dựng đô thị Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 9/2021, IDICO đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ cho Tổng công ty Viglacera với giá 350 tỷ đồng và trong tháng 6/2021, IDICO cũng đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty CP Thủy điện Đắk Mi cho Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco với giá 520 tỷ đồng. Hai thương vụ chuyển nhượng này đã giúp doanh thu tài chính của công ty tăng đột biến trong 9 tháng năm 2021, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước, giúp lợi nhuận sau thuế trong kỳ tăng mạnh 76%, đạt 540 tỷ đồng.

Tương tự IDICO, HĐQT Công ty CP Tasco cũng vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại 7 công ty con, công ty liên kết với giá trị thoái vốn tối thiểu là 600 tỷ đồng. Các công ty Tasco sẽ thoái vốn gồm có 3 công ty con là Công ty CP Tasco Thành Công, Công ty TNHH Tasco Nam Định, Công ty TNHH An Nhiên Foods và 4 công ty liên doanh, liên kết là Công ty CP Bất động sản Thái An, Công ty CP Tasco Thăng Long, Công ty CP D-Tech, Tổng công ty Thăng Long.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021, Tasco đang sở hữu 12 công ty con và 5 công ty liên doanh, liên kết. Như vậy, nếu kế hoạch thoái vốn thành công, Tasco sẽ chỉ còn 9 công ty con và 1 công ty liên kết.

Tasco được mệnh danh là “ông trùm BOT” với nhiều dự án hạ tầng giao thông ở khu vực phía Bắc. DN này cũng đầu tư vào hạ tầng thu phí không dừng thông minh với hàng loạt trạm thu phí trên các tuyến đường huyết mạch từ Bắc vào Nam và đầu tư vào lĩnh vực y tế… Tại ĐHCĐ bất thường hồi cuối tháng 10, ban lãnh đạo của Tasco cho biết sẽ tập trung vào những lĩnh vực chính có ưu thế, dồn nguồn lực để tạo sức bật trong thời gian tới như dịch vụ thu phí tự động đường bộ, y tế, hạ tầng giao thông…

Nắm bắt những “cơ hội vàng”

Bên cạnh những điểm yếu bị lộ ra, Covid-19 cũng giúp nhiều DN nhìn ra những cơ hội mới trong kinh doanh. Điển hình như hệ thống Thế giới di động – thuộc Công ty CP Đầu tư Thế giới di động đã liên tục mở thêm những chuỗi mới, thử nghiệm những mặt hàng mới với kỳ vọng sẽ tạo được sự bứt phá. Cụ thể, trong tháng 10/2021, Thế giới di động mở chuỗi Topzone tập trung vào các sản phẩm của Apple như Iphone, Ipad, Apple Watch, Macbook và các phụ kiện kèm theo. Tiếp đó, cuối tháng 11, DN này tiếp tục khai trương chuỗi BlueJi với các sản phẩm mắt kính hàng hiệu và trang sức. Mới đây nhất, chuỗi BlueSport tiếp tục được ra đời với các sản phẩm thời trang của những thương hiệu nổi tiếng như Nike, Puma, Adidas, Reebok…

Theo lãnh đạo Thế giới di động, dịch bệnh đã giúp công ty nhìn ra được những cơ hội mới ở những lĩnh vực mới. Cụ thể như trong lĩnh vực thời trang, dịch bệnh khiến nhiều nhà bán lẻ nhỏ phải đóng cửa trong khi nhu cầu thị trường rất lớn. Theo đó, Thế giới di động nhanh chóng tham gia vào lĩnh vực này để chiếm lĩnh thị phần.

Trong khi đó, chuỗi bán lẻ Chuk Chuk đã được Tập đoàn Kido cho ra mắt từ tháng 6/2021 nhưng đã phải trì hoãn do dịch bệnh phức tạp. Do đó, vào cuối tháng 10, DN này đã nhanh chóng khởi động chuỗi bán lẻ này và hiện đã mở được 10 cửa hàng. Công ty đặt mục tiêu mở thêm 40 cửa hàng trong tháng 12 năm nay và tăng thêm 400 cửa hàng trong năm 2022. Theo Kido, dù có nhiều khó khăn, nhưng dịch bệnh lại giúp công ty có được nhiều mặt bằng vị trí đẹp với chi phí thấp hơn rất nhiều so với trước dịch.

Theo ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido, 2 mảng chính của công ty là kem và dầu ăn đều đạt tốc độ tăng trưởng 25-30% mỗi năm, nhưng tập đoàn muốn đẩy mạnh mảng bán lẻ qua chuỗi Chuk Chuk để tìm đến quy mô thị trường lớn hơn. Mới đây, Kido cũng đã ký kết hợp tác với Sơn Kim Group để đưa các sản phẩm Chuk Chuk và hệ thống cửa hàng của GS25. Ngoài ra, hai bên cũng hướng đến những hợp tác đầu tư lâu dài trong mảng bất động sản.

分享到: