【soi kèo malaysia】Kiến trúc Việt cổ từ miền... ký ức
Nhà gỗ xưa…
Với nền sản xuất tự cung,ếntrúcViệtcổtừmiềnkýứsoi kèo malaysia tự cấp, người nông dân trước đây vốn sống trong các ngôi làng khép kín. Khi sinh con, người ta đã tính ngay nên trồng bao nhiêu cây xoan để đủ làm một ngôi nhà 3 gian, hay 3 gian 2 chái, phòng lúc cho con trai lấy vợ.
Vì kèo, đòn tay, rui mè đã có... tre trồng quanh vườn, gạch lấy đất từ ao hay ruộng rồi tự xây lò để nung. Vôi thì lấy ở núi đá vôi hoặc mua.
Gỗ xoan, tre trước khi đem xây được ngâm kỹ dưới bùn ao khoảng một năm để chống mối mọt. Rơm hoặc kè, cọ lợp mái cũng là của nhà trồng được.
Giờ nhớ lại thấy tuổi trẻ thật nông nổi, vô tư, vì lũ trẻ chúng tôi hay mang dao, liềm chặt đẽo vào “cây xà nhà” nên bị bố mẹ la mắng suốt. Những năm 97 - 98 thế kỷ trước, quê tôi còn nghèo lắm. Là xóm làm kinh tế mới, nên mọi người trong làng gần như 100% là nhà mái kè.
Nhà tôi tôi cũng “nuôi” hai ba cây xoan đào để dự phòng tân trang nhà cửa. Hồi đó, nhà nào có cây xoan đào có đường kính từ 30 - 50 cm, đoạn lấy được gỗ dài khoảng chục mét là quý lắm, nên ai có cũng chăm bẵm như cây ăn quả vậy. Lúc đó, quê tôi ít lợp mái tranh, chủ yếu là lá kè, nên xung quanh vườn, nhà ai cũng có dăm ba bụi tre, mấy cây xoan, khoảng chục cây kè.
Mà việc xây dựng nhà cửa cũng “cộng đồng” lắm. Người nông dân vốn tay phải cầm cày, tay trái cầm dùi đục, cưa của người thợ mộc hay cái bay của thợ nề. Người trong gia đình, bà con, láng giềng, mỗi người giúp một tay. Quan trọng nhất là có một người thợ cả biết chỉ huy với cái thước tầm kỳ diệu mà giản đơn, lấy mép kẻ chỉ cho gỗ là dùng sợi dây được nhúng vào mực hoặc pin đèn rồi bật, cứ thế mà ra những thước gỗ thẳng tắp.
Lớn lên, tôi được đi đây đi đó và bắt gặp những căn nhà gỗ kiểu như ở quê mình. Có lần ra Bắc Ninh, đến nhà anh bạn và bắt gặp một ngôi nhà gỗ 5 gian. Một ngôi nhà ở 3 gian, 2 chái rộng khoảng 70 - 80 m2 kể cả diện tích hiên phía trước. Cao từ nền đến nóc mái khoảng 7 - 7,5 m.
Ấn tượng ban đầu là mái lợp ngói ta ngả màu rêu phong, ở giữa sống mái hơi thấp một chút rồi cong nhẹ, cao dần ở hai đầu đỉnh mái được gọi là réo làm cho cái mái nhà trở nên “mềm”, “dẻo” hơn.
Cả ngói chiếu, ngói lợp, lợp theo kiểu viên trên đè viên dưới thường dày tới 4 - 5 cm. Đó là lý do làm cho trong nhà luôn mát hơn nhiều so với bên ngoài trời. Bộ khung gồm cột cái, cột quân, cột hiên theo kiểu “thượng thu, hạ thách”. Ở sát chân kê lên đá tảng hơi quýt nhẹ hình quân cờ, rồi xà thượng, xà đại, xà nách, thương lượng, chồng rường, kẻ nghé, kẻ truyền, bẩy, hoành, ngưỡng cửa... đều được để trần.
Tất cả được ngàm vào nhau bằng mộng. Cả ngôi nhà dựng lên không cần tới một cái đinh. Khi cần, người ta có thể tháo rời ra để di chuyển...
Tường nhà được xây bằng gạch đất nung dày khoảng 20 cm, mạch được để trần hay trát. Hướng nhà chính bao giờ cũng quay về phía Nam, Đông Nam để đón gió mát thổi từ hướng Nam, nhất là khi nó đem được cái mát của hơi nước từ mặt ao trước sân vào nhà.
Lưng nhà ở phía Bắc không có cửa, hai hồi có cửa sổ, nhưng thường rất nhỏ để chống cái rét của gió mùa Đông Bắc. Ba gian chính để ban thờ gia tiên, tiếp khách. Hai chái để ở, cất đồ gia dụng quý giá và để chứa thóc, gạo.
Theo chia sẻ của các cụ cao niên trong làng tôi, cái nhà phụ thường nhỏ hơn, mái lợp rơm dùng để làm bếp và nơi chứa công cụ nhà nông. Khi cần, chủ nhân có thể tháo các cánh cửa gỗ, nới rộng không gian từ nhà, qua hiên, đến tận sân thành một không gian mở phục vụ cả năm, bảy chục người ngày lễ lạt, hiếu hỉ.
Khu vườn bao quanh thường có hàng cau trước ngõ, những bụi chuối phía sau. Những ngôi nhà như vậy, những cái vườn như vậy, tạo nên những cái làng có luật, có lệ như là một cơ thể sống thống nhất và đã tồn tại với lịch sử ngàn năm.
Theo chia sẻ của các kiến trúc sư, ngôi nhà kết cấu gỗ cổ truyền Bắc Bộ với sự di dân thời Trịnh, Nguyễn phân tranh. Sau đó là quá trình dựng nước, giữ nước đã phát triển với rất nhiều biến thể, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tếvà xã hội ở từng vùng.
Kiến trúc sư Vũ Quốc An, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phân tích thêm, quy mô của ngôi nhà ở có từ 3 gian, 5 gian hoặc 7 gian... tùy theo vị trí quyền lực của chủ nhà. Nhưng tựu trung lại ta thấy 3 yếu tố nổi bật nhất của nhà ở cổ truyền, ngoài bố trí chức năng sinh hoạt, ăn ở, nằm ở hệ thống kết cấu của hệ khung chịu lực bằng gỗ, hình thức, vật liệu mái và vật liệu bao che tường.
Bộ khung chịu lực, về cơ bản kết cấu khung gỗ chịu lực chính của ngôi nhà đều giống nhau, cái khác chủ yếu ở các biến thể vì kèo, như: “vì kèo suốt giá chiêng”, “tiền hiên hậu khoáng”, “tiền kẻ hậu bảy”, “kẻ truyền giá chiêng”...
Có thể do sự linh hoạt trong cuộc sống từng vùng mà người dân cũng biến tấu cho căn nhà phù hợp với địa hình khí hậu. Chẳng thế, mà nhà gỗ ở vùng biển cũng có cái khác, gần biển luôn phải đề phòng gió to, bão lớn, nên với vì kèo 4 cột vẫn chồng rương nhưng thấp hơn.
Còn nhà rường ở Quảng Trị và Huế chịu ảnh hưởng của kiến trúc cung đình, mà đặc trưng là hình dáng uốn cong có chạm trổ tinh xảo của “tréng” và “kẻ”. Dù là loại 3 hay 4 cột vẫn gây cho ta cảm giác nhà cao, thanh thoát, sang. Khác với vật liệu chính là gỗ xoan ở miền Bắc, bộ khung của nhà rường chủ yếu bằng gỗ mít...
Cái đẹp và ấn tượng nhất về nhà ở truyền thống chính là cái mái. Ở miền Bắc, sang nhất là nhà lợp ngói ta. Ngói lợp thường có đầu hơi nhọn. Ở Huế, đa số nhà rường được lợp bằng ngói “liệt”, một thứ ngói phẳng vuông bốn cạnh dùng cho giới bình dân.
Cho dù ngói ta hay ngói liệt thường được lợp rất dày, chống mưa, nắng, nóng cực kỳ hữu hiệu. Ở miền duyên hải có rất nhiều nhà lợp cỏ tranh hay cói, mái dày tới cả 20 - 30 cm. Vừa mát vừa chống được gió bão.
Vùng trung du như Sơn Tây, Phú Thọ và miền núi Hòa Bình đa số mái nhà lợp lá cọ được ngâm kỹ trước khi đem lợp. Có nhà mái dày tới gần 40 - 50 cm. Đơn giản nhất, kinh tế nhất là mái lợp lá dừa nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với cuộc sống “nước lên, thuyền lên”, sống chung với lũ. Trong khi đó, người Chăm còn có kiểu nhà hai mái chồng lên nhau rất độc đáo, có thể coi là một trong hình thức mái chống nóng điển hình nhất. Nhưng có lẽ đẹp và hết sức ấn tượng là mái nhà Rông Tây Nguyên.
Về mái nhà, kiến trúc sư Vũ Quốc An trong nhiều nghiên cứu thực tế của mình về nhà ở người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã ghi nhận hàng chục kiểu mái nhà khác nhau với vô số hình khau chút (hoa nhà, tên gọi hình trang trí hai đầu hồi nhà người Thái đen).
Vật liệu bao che, trước đây khi còn gỗ nhiều, có nhiều nhà thưng toàn vách gỗ, nhưng đa phần vách bao che là tường trát, bùn rơm, gạch xây, đá ong, đất trình. Nói đến tường đất trình, người ta cần phải kể đến nhà ở cao 2 tầng như pháo đài của người Nùng ở Lạng Sơn.
Ngôi nhà, kiến trúc truyền thống của người Việt luôn được tạo dựng trên một quan điểm: Cái đẹp trong sự tự nhiên, cái đẹp từ trong ra và gắn với chữ “tâm”. Kiến trúc ấy xa lạ với mọi biểu hiện phô trương, hình thức. Ngôi nhà gỗ quả là một sản phẩm của tự nhiên, lịch sử và tư duy kiến tạo của người Việt xưa.
… Nay
Trong những năm qua, đặc biệt nhờ giá bất động sảntăng mạnh, rất nhiều người dân ở làng quê đã đổi đời. Khi người dân thành phố có thể xây dựng được nhà 4 đến 5 tầng, hay các chung cư cao hàng chục tầng mọc lên như nấm, thì người nông dân có tiền cũng thích "mốt thời thượng". Kết quả là ra đời một thứ kiến trúc “hỗn hợp”. Nó làm không ít các chuyên gia, nhà quản lý phải đau đầu, báo chí tốn nhiều giấy mực vì một quy hoạch đô thị, hay thành phố, khu vực… bị phá vỡ.
Sự biến đổi nhanh chóng của kiến trúc nông thôn Việt Nam, đặc biệt là nông thôn miền Bắc chỉ trong vòng hơn 20 năm trở lại đây làm sửng sốt nhiều người.
Không quy hoạch, xô bồ, mạnh ai nấy làm, miễn là có tiền, đâu có đất trống là xây... với đủ các kiểu nhà, kiểu mái, kiểu chóp, coppy thô thiển các chi tiết kiến trúc theo kiểu “Đông Tây y kết hợp”.
Ở miền Bắc ngày nay, muốn đi xem một ngôi nhà ở cổ truyền có giá trị thực không dễ. Sự “đổi đời” làm cho giới trẻ coi ngôi nhà cổ và người ở trong đó đều là thứ “đồ cổ”. Tôi rất tiếc căn nhà gỗ của nội tôi, căn nhà đã duy trì ba thế hệ cùng chung sống của gia đình tôi và các căn nhà gỗ khác trong làng giờ đã được thay bằng bê tông cốt thép.
Ở Huế, vài năm qua, không ít nhà rường bị đem bán vì chủ nhân cần tiền để sinh sống. Hay có lần thực địa đến với Hòa Bình, nhìn thấy con em nhiều gia đình người Mường sau khi bán đất, bán nhà sàn đi vì “ngượng”, liền xây nhà mái bằng, xây nhà kết cấu bê tông cốt thép. Nhưng khổ nỗi, bố mẹ, những người cao niên trong bản, họ chưa quen với cái kiến trúc xa lạ đó.
Có người đã từng cho rằng: “Nhà ở có thể chở che nhưng cũng có thể là hiểm họa với con người”. Con người tạo nên kiến trúc đô thị, làng xóm và ngược lại, kiến trúc lại ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống xã hội con người.
Một khu dân cư được tổ chức tốt về quy hoạch, kiến trúc làm cho con người cảm thấy bình an, tự tin, thân thiện với nhau hơn. Ngược lại, ở bất kỳ nơi nào môi trường kiến trúc đô thị xô bồ, đua chen, vô tổ chức, thì cư dân ở đó thường gặp phải rất nhiều vấn đề xã hội. Người ta nhận diện rõ hơn có sự liên quan giữa kiến trúc với đạo đức, xã hội.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là cơ quan quản lý, cũng như nhiều người đã nhận ra được giá trị của những ngôi nhà truyền thống nên gìn giữ, bảo tồn.
Chẳng hạn, ở Huế, tuy chậm, nhưng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có quy định bảo tồn nhà rường. Nhiều nhà rường vẫn được trân trọng gìn giữ như ở làng Phước Tích, Phong Điền, cách TP. Huế khoảng 30 km. Còn tại miền Bắc, nhà cổ đá ong ở Đường Lâm được Nhà nước xếp loại bảo tồn. Hay các ngôi nhà gỗ 5 gian vẫn tồn tại ở các tỉnh miền Tây mà các chương trình du lịch, trải nghiệm sống trên các chương trình truyền hình thường hay đăng.
Đã có cụ già dứt khoát từ chối không bán ngôi nhà gỗ cổ khoảng 300 tuổi với giá hàng chục nghìn USD, dù người mua hứa sẽ xây cho cụ một ngôi nhà mới y như nhà cũ, làm con cháu cụ tiếc ngẩn ngơ...
Hay như anh bạn tôi, là người có máu nghệ thuật, đã mua cả nhà sàn từ tận Tây Nguyên mang ra Hà Nội dựng cho thỏa mãn “niềm khát khao”, mà lý do duy nhất là nhớ căn nhà gỗ xưa của cha ông.
Ngoài ra, hiện có rất nhiều khu resort được thiết kế dựa trên nguyên tắc kết cấu gỗ của nhà ở cổ truyền. Đã có công ty chuyên tư vấn thiết kế nhà cổ. Có kiến trúc sư tự thiết kế, tự bỏ tiền xây dựng nhà sinh thái kết hợp được kết cấu khung gỗ nhà ở truyền thống Bắc Bộ, tận dụng vật liệu tại chỗ như đá, gạch đất nung, ngói ta với vật liệu hiện đại như kính cách âm, cách nhiệt, sử dụng năng lượng mặt trời.
… Và hoài niệm
Mọi người ở làng tôi hồi xưa đa số sống trong những căn nhà gỗ, với những cột nhà to lớn, từng thanh gỗ lớn gác lên nhau bằng những nối mộng. Gọt đẽo từng chi tiết nhỏ, không có chỗ nào thừa, thiếu, tựa lên vai nhau như cách mọi người trong nhà nương vào nhau sống qua những ngày cơ cực.
Sau này, nhà cao tầng mọc lên, với đủ các thể loại kiến trúc, thiết kế đa dạng từ phương Đông đến phương Tây. Trải qua hàng trăm năm biến đổi, con người lại muốn giữ lại vào tâm hồn mình những nét hoài cổ xa xưa, để nhớ về cội nguồn, về những ngày gian khó. Tĩnh lặng và đơn giản, như cách hạnh phúc phô bày trần trụi chẳng xa xôi, nhưng lại mãi quanh quẩn kiếm tìm.
Một căn nhà bằng gỗ, nó không chỉ là một nơi trú ẩn gần gũi thiên nhiên, là món quà “đất mẹ” đã ban tặng cho con người làm nơi trú ẩn sống sót qua mưa gió từ thuở sơ khai, mà theo thời gian, mang trong nó là hơi thở cuộc sống của nhiều thế hệ.
Tôi tin rằng, cái hồi xưa đó, cả ông bà, cha mẹ và những người cùng trang lứa đầu 8x về trước chúng ta còn nhớ đến căn nhà gỗ đáng yêu đó của mình. Không gian ấm cúng đến nỗi chỉ cần thì thầm cũng thấm thía được sự mệt nhọc của người thân yêu sau ngày lao động vất vả.
Còn lũ trẻ thì nghịch lắm, chạy nhảy, thậm chí đám con trai như tôi hồi đó còn trèo lên cả xà nhà để chơi trốn tìm. Mỗi lần như vậy, ồn ào và bụi bặm rơi xuống, ông bà đều nhắc nhở mắng yêu. Ấy vậy nhưng vẫn đùa vẫn giỡn. Bây giờ, chẳng còn tiếng cót két của những thanh gỗ siết vào nhau khi gió về, cũng không còn tiếng ông bà la mắng nữa.
Còn nhớ, hồi đó ông bà, cha mẹ khó đến dạy dỗ lũ nhỏ từng lời ăn tiếng nói, khó cả bước chân - phải rón rén nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến cả tiếng quạt mo nội quạt ta ngủ mỗi đêm hè. Từ căn nhà gỗ, lứa trẻ chúng tôi học được cách điềm đạm, chậm rãi, cách quan tâm đến mọi người, từ những điều nhỏ nhất.
Nhớ những đêm ông bà khó ngủ, cha mẹ hay thở dài, hay con út bị đòn nằm úp mặt vào gối khóc thút thít. Cách vài vách gỗ, nhưng những người ta yêu ở ngay đó, luôn lắng nghe nhau, chẳng cần nói, ta luôn thấy mình không hề đơn độc.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người lại cùng nhau quét dọn nhà cửa, lau bộ bàn ghế, mạng nhện và ban thờ gia tiên một cách trang trọng sạch sẽ nhất. Còn lũ trẻ như tôi lại háo hức mong quần áo mới, dép mới và đương nhiên không thiếu những tiếng pháo làng trên xóm dưới, như báo hiệu một mùa Xuân đang đến tràn đầy sinh khí mới, sinh lực mới.
Vậy đó, căn nhà qua năm tháng, gió mưa và bao biến động, dù nước gỗ sờn bạc, từng kẽ nối bụi bặm, tay cầu thang nhẵn nhụi, không thể tránh khỏi những tiếng lục cục va chạm vô tình, đơn giản như chính đặc trưng vốn có của nó bởi chất liệu làm nên ngôi nhà, nhưng là nơi chứa đựng một mảnh tâm hồn người đã ở lại.
Thêm một mùa Xuân nữa gõ cửa, tôi lại nhớ về những miền ký ức xa xôi, bởi đó mãi là những hoài niệm của một thời xa vắng. Nên nhắn gửi với ai rằng, có yêu, có nhớ những ngày đó, xin hãy yêu luôn những gì thuộc về thời gian, yêu cả những giận hờn, buồn vui, sướng khổ, yêu cái cây, mảnh sân, yêu lấy mọi người và yêu cả những căn nhà gỗ.
Để rồi, chúng ta thử chậm lại một nhịp thôi, để nghe con chim trong vườn đang hót, tiếng chén đũa leng keng trong bếp, tiếng động cựa mình trở giấc của lũ trẻ và tiếng thì thầm của mùa Xuân, tiếng những cành đào, cành mai đang tách từng cánh hoa rực rỡ khoe sắc.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Đội tuyển Việt Nam gặp Indonesia, Myanmar trên sân Việt Trì
- ·Djokovic: "Tôi muốn viết tiếp lịch sử"
- ·Huyền thoại làng điền kinh Bùi Lương qua đời ở tuổi 86
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Nelly Korda trở lại với giải đấu The Annika Driven At Pelican
- ·Nữ VĐV xinh đẹp 17 tuổi người Mỹ khuấy đảo làng pickleball thế giới
- ·Djokovic bị hoài nghi về phong độ sau thất bại ở Australian Open
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Báo Indonesia bình luận khi đội nhà thắng futsal Việt Nam, lên ngôi vô địch
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·Carlos Alcaraz thể hiện quyết tâm cao độ ở Miami Open
- ·Murray nổi giận đập gãy vợt sau thất bại ở Paris Masters
- ·Tay golf nữ số một thế giới vô địch giải đấu thứ 7 ở mùa giải 2024
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·HLV Arteta yêu cầu các cầu thủ Arsenal phải biết "tàn nhẫn"
- ·Đương kim vô địch Medvedev gây thất vọng tại Rome Masters
- ·Tuyển futsal Việt Nam nhảy vọt, đạt thứ hạng cao nhất lịch sử
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Lộ danh tính trọng tài trận đội tuyển Việt Nam quyết đấu Indonesia
- Đường ăn kiêng stevia có thể gây đột biến gen, ung thư?
- Ra mắt bộ kit xét nghiệm nhanh Sars
- Cẩn trọng với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Linh chi sừng hươu đỏ trên một số website
- 24 doanh nghiệp ‘bùng’ bán gạo cho cơ quan dự trữ quốc gia
- Đắp lá chữa tắc tuyến sữa gây nhiễm trùng nặng cần tỉnh táo khi tin dùng
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm
- Cục Quản lý dược: Một loạt cơ sở sản xuất thuốc vi phạm chất lượng
- Nhập lậu thuốc lá điếu 'tung hoành', nhiều thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh
- Nhập lậu sản phẩm nuôi trồng thủy sản hiệu BIO CLEAN
- Những nhược điểm của Honda Odyssey 2018 nên cân nhắc khi mua