发布时间:2025-01-10 18:57:57 来源:88Point 作者:World Cup
Kiểm tra cơ sở sản xuất, hàng tồn kho
Theo phân tích của đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan, trên cơ sở nội dung đã được thực hiện ổn định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC và Thông tư 13/2014/TT-BTC, dự thảo Thông tư quy định cụ thể các trường hợp kiểm tra, thời điểm kiểm tra, thẩm quyền quyết định kiểm tra, nội dung kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra.
Theo đó, các trường hợp kiểm tra là: Tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu; Tổ chức, cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày; Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc NK nguyên vật liệu (NVL) tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất.
Việc kiểm tra nơi lưu giữ NVL nằm ngoài khu vực sản xuất được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn tổ chức, cá nhân không lưu giữ NVL tại địa điểm đã thông báo với cơ quan Hải quan.
Đối với việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho NVL, máy móc, thiết bị và hàng hoá XK, mục đích của việc kiểm tra này là để xác định NVL NK được sử dụng vào đúng mục đích gia công, SXXK hay không và để ngăn chặn gian lận thương mại, trốn thuế.
Theo đó, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra các trường hợp: Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã NK NVL, máy móc, thiết bị quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm XK; có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân NK NVL, máy móc, thiết bị hoặc XK sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất; có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán NVL, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan; phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm XK không đúng quy định và không đúng thực tế.
Cụ thể, nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo nhập-xuất-tồn, chứng từ theo dõi NVL, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho; Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm XK; Kiểm tra tính phù hợp của NVL với sản phẩm XK.
Trường hợp qua kiểm tra theo quy định tại điểm a,b,c khoản này nếu phát hiện có vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện tiếp các nội dung sau: Kiểm tra NVL, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất; Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho; Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa XK.
Thủ tục kiểm tra sẽ do Cục trưởng Cục Hải quan ra Quyết định giao Chi cục hải quan quản lý chịu trách nhiệm kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất hoặc thuê gia công lại tại một hoặc nhiều cơ sở sản xuất thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho NVL, máy móc, thiết bị và hàng hoá XK tại tất cả các cơ sở sản xuất để xác định số lượng hàng hóa tồn kho.
Báo cáo quyết toán theo năm tài chính
Quy định hiện hành tại Thông tư 128/2013/TT-BTC và Thông tư 13/2014/TT-BTC, DN phải thông báo định mức nguyên liệu, vật tư NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK; thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công, quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư đối với loại hình nhập SXXK; cơ quan Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thanh khoản, quyết toán.
Theo quy định tại Điều 59, 60 Luật Hải quan 2014 về kiểm tra, giám sát hải quan thì việc quản lý hải quan đối với loại hình hàng hóa này đã thay đổi, theo đó DN không có trách nhiệm thông báo định mức, việc quản lý theo nguyên liệu, vật tư NK theo nguyên tắc nhập-xuất-tồn.
Trên cơ sở quy định tại Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, dự thảo Thông tư đã quy định nguyên tắc báo cáo quyết toán trên cơ sở nhập-xuất-tồn. Cụ thể, định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng NVL, máy móc, thiết bị và hàng hoá XK trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan.
Địa điểm nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK NVL, máy móc, thiết bị hoặc Chi cục Hải quan quản lý DN chế xuất. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện quyết toán Hợp đồng gia công, tờ khai NK NVL để sản xuất hàng hóa XK tại Chi cục Hải quan trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan đó.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc nộp báo cáo quyết toán. Đối với tổ chức, cá nhân NK NVL để sản xuất hàng hóa XK: Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho NVL, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống. Trường hợp tổ chức, cá nhân NK NVL để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa XK thì tổ chức, cá nhân NK và tổ chức, cá nhân XK phải báo cáo quyết toán theo quy định.
Đối với tổ chức, cá nhân NK NVL để gia công: Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi NVL NK do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên hệ thống kiểm soát nội bộ thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu quy định. Trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ theo dõi chi tiết lượng hàng hóa thì được sử dụng kết quả kết xuất từ hệ thống để nộp cho cơ quan Hải quan.
Đối với DN chế xuất báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc tương tự trên.
Dự thảo Thông tư cũng quy định, việc lập và lưu trữ sổ chi tiết NVL NK theo các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai NK NVL. Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để XK theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ XK theo số hợp đồng, đơn hàng. Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm.
DN phải xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến NVL, máy móc, thiết bị NK và sản phẩm XK khi cơ quan Hải quan kiểm tra tại trụ sở DN.
Kiểm tra khi có sự chênh lệch bất thường
Tại dự thảo Thông tư chung đã quy định rõ các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán, cụ thể các trường hợp: Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu; Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan; Kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Việc kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro của tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc: Đối với DN ưu tiên theo Quyết định của Tổng cục Hải quan, xác định đối tượng kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro về DN.
Đối với DN tuân thủ do Cục trưởng Cục Hải quan xác định không quá 1% số DN tuân thủ đang thực hiện loại hình gia công, SXXK, DNCX trên địa bàn quản lý trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và khả năng thực hiện của đơn vị;
Đối với DN không tuân thủ do Chi cục Hải quan quản lý xác định không quá 10% số tổ chức, cá nhân đang thực hiện loại hình gia công, SXXK, DNCX đang quản lý trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và khả năng thực hiện của đơn vị.
Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng NVL, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai Hải quan.
Bãi bỏ một số thủ tục về quản lý hàng gia công sản xuất xuất khẩu: - Bỏ thủ tục thông báo, tiếp nhận hợp đồng gia công. - Bỏ thủ tục thông báo, tiếp nhận định mức gia công, SXXK: Định mức thực tế sử dụng NVL được lưu tại DN và xuất trình khi thanh tra, kiểm tra. - Bỏ thủ tục thông báo mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm XK. - Bỏ quy định hạn chế quyền của DN trong việc chuyển NVL từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác (quy định tại điểm c.2 khoản 2 Điều 27 Thông tư số 13), DN chịu trách nhiệm chuyển giao NVL giữa các hợp đồng gia công và báo cáo trong bảng nhập - xuất - tồn kho; cơ quan Hải quan kiểm tra trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. - Bỏ thủ tục quyết toán theo từng hợp đồng gia công. DN thực hiện báo cáo tình hình sử dụng NVL theo năm tài chính. |
相关文章
随便看看