Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) đã diễn ra tại Đà Nẵng,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyViệtNamđặcbiệtnhấnmạnhviệctăngcườnghợptácbiểu21 hà lan với sự tham gia của hơn 100 đại diện chính phủ, các chuyên gia, học giả và nhà nghiên cứu đến từ 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nga và Mỹ. Tại diễn đàn, các đại biểu tiếp tục bày tỏ sự quan tâm tới những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp trên biển.
Tình hình Biển Đông là vấn đề chính trong diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3. Ảnh minh họa
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải là mối quan tâm chung của các nước. Bày tỏ sự đánh giá cao đóng góp chung của Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), Thứ trưởng Phạm Quang Vinh mong muốn các nước trong và ngoài khu vực cùng sát cánh với ASEAN nỗ lực vì mục tiêu chung, cũng như cùng nhau hợp tác để tăng cường lòng tin, có những biện pháp để ngăn ngừa xảy ra các rủi ro, sự cố, quản lý tranh chấp, xung đột và mở rộng các lĩnh vực hợp tác biển vì hòa bình, ổn định khu vực vì lợi ích chung.
Để làm được như vậy, các đại biểu đã đề cao việc tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như các cam kết khu vực, đặc biệt là thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hay sử dụng vũ lực. Các nước đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện kiềm chế, ngăn ngừa việc tái diễn các vụ việc phức tạp ở Biển Đông.
Theo đó, các đại biểu hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc sớm đi vào bàn việc cụ thể hóa các quy định tại Điều 5 của DOC về thực hiện kiềm chế và không có hành động làm phức tạp tình hình; đồng thời thúc đẩy thương lượng thực chất để sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại các Hội nghị, đoàn Việt Nam đã làm tốt vai trò vừa là nước chủ nhà, điều hành thảo luận tại Diễn đàn, vừa có những đóng góp cụ thể, thiết thực trong vai trò là một thành viên tích cực của Diễn đàn Biển ASEAN và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng.
Những đề xuất chủ đề của hai Diễn đàn lần này phù hợp với tình hình khu vực và sự quan tâm chung của các nước tham dự, được các nước đánh giá cao, góp phần thúc đẩy hợp tác về bảo đảm an ninh và xây dựng lòng tin ở khu vực.
“Chúng tôi mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng sát cánh với ASEAN nỗ lực vì mục tiêu chung này cũng như hợp tác để tăng cường lòng tin, có các biện pháp để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, sự cố, quản lý tranh chấp, xung đột và mở rộng các lĩnh vực hợp tác biển vì hòa bình, ổn định khu vực”, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.
Ngoài ra, Ông Nguyễn Vũ Tú, Vụ trưởng, Phó trưởng Som ASEAN tại AMF-5 khẳng định lại quan điểm của nước chủ nhà: Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác biển nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải của khu vực.
V.A(Tổng hợp)
Việt-Trung thỏa thuận kiểm soát những bất đồng trên biển Đông