PV Chất lượng Việt Namcó cuộc trao đổi với Giám đốc Sở KHCN Đồng Nai,ếuhồibéđượcđếnbảotàngKHCNsaunàysẽthànhnhàkhoahọkết quả bundesliga hôm nay PGS.TS Phạm Văn Sáng về những thắc mắc xung quanh đề án xây bảo tàng KHCN.
Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở KH-CN Đồng Nai nhận giải thưởng Sao Khuê 2006 cho phần mềm chữ ký điện từ. ảnh: B.D |
Sẽ bổ sung phần đánh giá hiệu quả kinh tế
- Xin ông cho biết tổng vốn đầu tư cho Bảo tàng Khoa học? Các nguồn vốn đó được huy động thế nào, trong bao lâu?
Hiện nay, Bảo tàng Khoa học Đồng Nai trong giai đoạn xây dựng đề án để xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học nên tổng vốn đầu tư chỉ là khái toán. Khái toán khoảng từ 60 – 70 triệu USD dựa trên cơ sở xác định qui mô tương tự như Bảo tàng Khoa học Thái Lan. Theo dự kiến nhóm nghiên cứu thì cơ cấu nguồn vốn bao gồm Nhà nước và nhân dân.
Trong nguồn vốn Nhà nước có vốn đầu tư phát triển khoa học của Trung ương và địa phương. Việc huy động vốn từ dân, doanh nghiệp các nhà hảo tâm cần phải có cơ chế, chính sách tôn vinh đặc biệt. Trong giai đoạn lập dự án đầu tư thì vấn đề huy động vốn sẽ được cụ thể bằng một đề án kèm theo và cũng phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Do đó hiện nay mặc dù đã có ý tưởng về chính sách huy động vốn nhưng cần phải có thêm thời gian cụ thể hoá ý tưởng.
- Có ý kiến cho rằng, "Đề án xây dựng Bảo tàng Khoa học Đồng Nai của Sở KH&CN Đồng Nai dài 148 trang, song hiệu quả kinh tế xã hội của đề án chỉ vỏn vẹn một trang A4 với những từ không thể định lượng", ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Hiện nay trong giai đoạn xây dựng dự thảo đề án để xin ý kiến các nhà khoa học về sự cần thiết và các nội dung trưng bày trong bảo tàng nên phần trình bày về hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất đúc kết từ thực tế hiệu quả kinh tế xã hội của các bảo tàng khoa học trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra cũng có chủ quan từ nhận thức của nhóm nghiên cứu cho rằng hiệu quả kinh tế xã hội của bảo tàng khoa học đã được thực tiễn hoạt động của các bảo tàng khoa học trên thế giới chứng minh nên bỏ qua việc cung cấp thông tin định lượng hiệu quả kinh tế xã hội của bảo tàng khoa học. Chúng tôi sẽ bổ sung nội dung này trong các bước tiếp theo của đề án.
- Làm thế nào để công khai các khoản đầu tư, tránh thất thoát xây dựng?
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm các qui định về đầu tư xây dựng của Nhà nước, với cơ cấu vốn đầu tư gồm cả nhà nước và nhân dân, trong vốn nhà nước thì có vốn trung ương và địa phương thì chắc chắn phải có cơ chế giám sát chặc chẽ việc sử dụng vốn đầu tư.
Đã có phương án nhân sự
- Chúng ta đã có những người làm về bảo tàng khoa học hay chưa? Việc đào tạo nhân sự, phương án trưng bày, công tác sưu tầm hiện vật...đã được chuẩn bị như nào?
Bảo tàng KHCN ở Trung Quốc. |
Chúng tôi đã có thời gian tập trung nghiên cứu về bảo tàng khoa học từ năm 2010, hiện là quan sát viên của Hiệp hội Bảo tàng khoa học Thế giới. Chúng tôi cũng đã có giao dịch với nhiều công ty tư vấn thiết kế, xây dựng và triển lãm bảo tàng khoa học nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm trên thế giới.
Theo lộ trình chuẩn bị cho dự án thì từ nay đến 2015 là thời gian chuẩn bị đầu tư và dự kiến 2018 hoàn thành cơ bản cho việc xây dựng. Với công tác chuẩn bị thời gian trong qua và sự nỗ lực của đội ngũ nghiên cứu trong 5 năm tới tôi tin tưởng sẽ giải quyết được vấn đề đào tạo nhân sự và phương án trưng bày của Bảo tàng Khoa học.
- Nếu bảo tàng được xây dựng, người dân ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và cả nước có dễ dàng đến bảo tàng?
Tiêu chí lựa chọn địa điểm phải đáp ứng một cách tốt nhất mục tiêu của bảo tàng là một trung tâm khoa học, giáo dục, văn hoá và du lịch. Địa điểm lựa chọn phải đủ điều kiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng xây dựng, hạ tầng thông tin và hạ tầng giao thông.Vị trí phải liên hệ thuận lợi với hệ thống các trung tâm khoa học – văn hóa, đáp ứng tính chất hoạt động chuyên ngành. Việc chuyển giao sử dụng khu đất về pháp lý là khả thi, phù hợp quy hoạch chiến lược.
Dựa vào các tiêu chí trên địa điểm được chọn là xã Xuân Đường - Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai, cách Sân bay quốc tế Long Thành khoảng 7 km. Hiện nay là xã nhưng sau năm 2020 khi Sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động chắc chắn huyện sẽ là thành phố và xã sẽ là phường. Vị trí xây dựng Bảo tàng nằm trong quy hoạch đô thị khoa học khoảng 4000 ha, trong đó hiện nay đang xây dựng Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học với diện tích 250 ha.
Từ phố TP Hồ Chí Minh đến Bảo tàng Khoa học khoảng 30 phút bằng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2014, từ Bà Rịa –Vũng Tàu khoảng 40 phút bằng Quốc lộ 56.
Khách tham quan Bảo tàng thường được các trường học, các tổ chức, tour du lịch hoặc nhóm bạn tổ chức thành đoàn vì đến Bảo tàng khách sẽ được vui chơi náo nhiệt với các mô hình khoa học. Ngoài ra, sẽ có các tuyến xe buýt chất lượng cao đi từ trung tâm thành phồ Hồ Chí Minh đến bảo tàng này, như các khu vui chơi xa (Suối Tiên, Đại Nam…) hiện nay đang thực hiện.
Đây cũng là cách mà các bảo tàng khoa học trong khu vực đã và đang thực hiện có hiệu quả (Bảo tàng khoa học
Trẻ em Việt Nam được gì từ bảo tàng KHCN?
- Giả sử có 1 đứa trẻ được bố mẹ đưa vào bảo tàng Khoa học. Ông hình dung sau khi ra về, đứa trẻ đó sẽ được điều gì, sẽ làm gì có ích cho đất nước?
Nếu một đứa trẻ được tham quan bảo tàng khoa học, tôi tin rằng đứa trẻ đó sẽ có các được những điều mà những đứa trẻ bình thường không có được như: nhờ những hình thức trình bày, biểu diễn kiến thức khoa học thường thức một cách trực quan, sinh động, có tính tương tác cao sẽ giúp cho đứa trẻ dễ tiếp cận với các kiến thức này, hiểu được thế giới xung quanh mình, từ đó hình thành tư duy, lý luận khoa học, và các hành động logic.
Bảo tàng thiên nhiên ở Mỹ. |
Đứa trẻ sẽ biết cách tự mình tìm câu trả lời cho các hiện tượng mình thấy, sẽ cảm thấy hào hứng được thực nghiệm kiểm chứng những kiến thức mình được học ở trường (như: thế nào là điện cao thế, vòi rồng, sóng thần là như thế nào? Tác hại của nó ghê gớm ra sao? Các định luật vật lý, hóa học trên thực tiễn cuộc sống như thế nào?...) và tôi nghĩ tác dụng trước nhất, gần gũi nhất chính là đứa trẻ này sẽ hiểu bài, nhớ bài nhanh, lâu và khoa học hơn rất nhiều.
Dần dà chính những trải nghiệm này sẽ nuôi nấng đam mê cho đứa trẻ, hướng đứa trẻ vào việc suy nghĩ, tìm tòi và làm việc khoa học, tự mình đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Tôi tin với xuất phát điểm như vậy, chúng ta đã tạo ra một động lực và môi trường rất tốt để nuôi dưỡng đam mê và hướng nghiệp cho đứa trẻ. Xin nói thêm, nếu từ nhỏ tôi được tham quan một bảo tàng khoa học thì có lẽ niềm đam mê khoa học sẽ thôi thúc tôi lựa chọn lãnh vực khoa học kỹ thuật khi học đại học.
- Có ý kiến cho rằng, nhiều bảo tàng hiện nay xây lên mà ít người vào? Vậy căn cứ vào đâu để khẳng định, bảo tàng KH sẽ thu hút đông khách thăm quan?
Bảo tàng khoa học khác nhiều so với các bảo tàng khác ở chổ nó chủ yếu trưng bày các mô hình minh họa nhằm giới thiệu những đối tượng, hiện tượng, kiến thức khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực như: lịch sử tự nhiên, địa chất, công nghiệp, môi trường, khí hậu, khoa học tự nhiên (toán học, vật lý, hóa học, sinh học)…
Mô hình trưng bày được thiết kế và xây dựng bằng các công nghệ có tính tương tác cao nhằm giúp cho việc phổ biến, học tập và tiếp thu các kiến thức khoa học trở nên trực quan và dễ hiểu. Ngoài mô hình, bảo tàng khoa học còn tổ chức nhiều trò chơi khoa học, biểu diển khoa học (Science show) với hiệu ứng ánh sáng, âm thanh tạo cảm hứng cho người xem đắm chìm vào những phát hiện, phát minh khoa học của nhân loại.
Bảo tàng khoa học là nơi lý tưởng cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, thí nghiệm và trải nghiệm thực tế cho học sinh nên lúc nào cũng có đông người tham quan, kể cả trong các ngày làm việc. Ngoài ra, trong hoạt động của bảo tàng này thường xuyên tổ chức các sự kiện khoa học theo các chủ đề cũng như theo các dịp đặc biệt để thu hút khách tham quan.
Tôi đã đến bảo tàng khoa học ở các nước Châu Âu vào mùa Đông nhưng khách tham quan cũng luôn rất đông, đặt biệt là khi có các chương trình hoạt động ngoại khoá của các trường học. Tôi xin dẫn chứng khách tham quan một số bảo tàng khoa học năm 2012 như sau: Thượng Hải: 3 triệu khách, Thái Lan và Hong kong: 1,2 triệu khách,
Tôi tin rằng nếu một lần được bước vào các bảo tàng khoa học ở nước ngoài, được chứng kiến hình ảnh các trẻ em nước ngoài vừa chơi vừa học, tiếp thu kiến thức khoa học một cách say mê quên cả thời gian, bất kì người lớn nào cũng sẽ chột dạ mà nghĩ rằng ước gì ở Việt Nam có được một nơi như thế cho con em chúng ta học tập và vui chơi.
Bảo tàng khoa học là một trung tâm khoa học, là cơ sở vật chất không thể thiếu ở đất nước coi trọng vai trò khoa học và công nghệ. Đây là nơi trưng bày mô hình nhằm giới thiệu những đối tượng khoa học có tác dụng ươm mầm, nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học cho tuổi trẻ nên sẽ có ý nghĩ rất lớn cho việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ cả về chất lượng và số lượng trong tương lai.
Sự cần thiết xây dựng bảo tàng khoa học đã được Đảng và Nhà nước xác định. Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển Khoa học và Công nghệ đã xác định nhiệm vụ cho ngành khoa học và công nghệ trong thời gian tới: Phát triển hạ tầng thông tin và thống kê khoa học và công nghệ quốc gia hiện đại. Hình thành các bảo tàng khoa học và công nghệ (Mục 4, phần III về Phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia).
Xin cảm ơn ông !
Hoàng Tuân(thực hiện)