Giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Vẫn còn 9,ĐãphânbổhầuhếtvốnđầutưcôngtỷđồngcủaChươngtrìnhphụchồkq trận bayern26% kế hoạch vốn đầu tư công chưa được phân bổ |
Năm 2022: Nhiều chỉ tiêu đạt kết quả tích cực hơn số đã báo cáo
Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, so với báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều chỉ tiêu KTXH năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã đạt được kết quả tích cực hơn.
Cụ thể, các thay đổi tích cực bao gồm: tốc độ tăng GDP năm 2022 đạt 8,02% (số đã báo cáo là khoảng 8%); CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% (số đã báo cáo là khoảng 4%); thu NSNN năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn 201,4 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng (số đã báo cáo là đạt khoảng 3.201,5 nghìn tỷ đồng); vốn FDI thực hiện cả năm tăng khoảng 13,5% so với năm 2021 (số đã báo cáo là khoảng 6,4 - 11,5%); kim ngạch xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng khoảng 10,5% so với năm 2021 (số đã báo cáo là 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,5%); xuất siêu đạt hơn 12,4 tỷ USD (số đã báo cáo là khoảng 10 tỷ USD)…
Có 1 chỉ tiêu không đạt được mức dự kiến đã báo cáo Quốc hội là chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 24,76% (số đã báo cáo Quốc hội là khoảng 25,7 - 25,8%), thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7 - 25,8%).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp |
Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng mặc dù còn có 2 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra (tốc độ tăng năng suất lao động toàn xã hội và tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP), nhưng trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước còn có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những hậu quả để lại rất nặng nề của đại dịch Covid-19, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraina, với quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu, chúng ta đã vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đối với năm 2023, Chính phủ đánh giá kinh tế nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới, nhất là xuất nhập khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, thu hút đầu tư, kinh doanh bất động sản… Mặc dù vậy, bước sang tháng 4, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng tác động, tháng 4 cũng là tháng bước vào giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, nhất là du lịch.
Nhờ đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư công, khơi thông điểm nghẽn về dòng tiền trong nền kinh tế... Tình hình KTXH tháng 4 và 4 tháng năm 2023 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các tổ chức quốc tế có uy tín như IMF, WB, OECD… tiếp tục dự báo triển vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Như IMF (tháng 4/2023) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 khoảng 5,8%; OECD (tháng 01/2023) dự báo khoảng 6,5%; WB (tháng 3/2023) dự báo khoảng 6,3%.
Giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng
Về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, Chính phủ cho biết việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã đạt được các kết quả chủ yếu.
Cụ thể là: Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025; tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của chương trình góp phần đẩy nhanh việc khởi công xây dựng 1.109 km đường bộ cao tốc, 1 cầu dây văng khẩu độ lớn, 14 cơ sở trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng… Đã hỗ trợ tiền thuê nhà cho gần 5,3 triệu lượt người lao động, bằng 132% tổng số đối tượng dự kiến hỗ trợ (4 triệu người).
Về giải ngân các chính sách hỗ trợ, đến nay đạt khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng, trong đó: Cho vay tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 16.957 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất đạt 1.347 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà đạt 4.264,4 tỷ đồng (đã hết thời gian thực hiện); hỗ trợ 2% lãi suất đạt 327 tỷ đồng; giảm thuế, phí, lệ phí là 57.068 tỷ đồng (đã hết thời gian thực hiện), hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng.
Về chi đầu tư phát triển, trong tổng số vốn 176.000 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch 161.848,315 tỷ đồng. Số vốn 14.151,685 tỷ đồng còn lại Chính phủ trình UBTVQH cho ý kiến đối với phương án phân bổ số vốn 13.369,468 tỷ đồng đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao vốn, còn lại 782,217 tỷ đồng không được phân bổ tiếp theo quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15.
Bên cạnh những kết quả tích cực, Chính phủ cũng báo cáo về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình.
Dự kiến chỉ giải ngân được 2.570 tỷ đồng trong gói hỗ trợ lãi suất 2%Theo đó, triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đạt kết quả rất thấp, dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 2.570 tỷ đồng, số vốn dự kiến không sử dụng hết còn khoảng 37.430 tỷ đồng do: có khoảng 67% khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất và đủ điều kiện thụ hưởng nhưng không có nhu cầu được hỗ trợ lãi suất; khoảng 87% khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất nhưng không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất. |
Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đến nay đã hết thời hạn thực hiện. Tuy nhiên, số tiền giải ngân thực tế chỉ đạt 4.264,4 tỷ đồng, bằng 57,2% so với tổng nguồn lực dự kiến thực hiện. Việc triển khai chính sách, thẩm định hồ sơ, phê duyệt, giải ngân kinh phí cho người lao động thời gian đầu còn chậm. Lực lượng cán bộ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ còn thiếu, phải huy động từ nhiều lĩnh vực, chưa nắm vững chuyên môn, có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm.
Đến ngày 31/3/2023, chính sách cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt dư nợ 16.957 tỷ đồng, đạt 42,7% tổng quy mô chính sách được Quốc hội quyết nghị. Tuy nhiên, 4/5 chương trình của chính sách dự kiến không sử dụng hết 16.865 tỷ đồng/38.400 tỷ đồng nguồn vốn của chương trình.
Trong khi đó, nhu cầu vay vốn chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là rất lớn (43.140 tỷ đồng) nhưng mới được bố trí 10.000 tỷ đồng, đã giải ngân hết trong kế hoạch năm 2022 và vẫn có nhu cầu, có khả năng thực hiện tiếp nhưng không còn nguồn.
Việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn cho một số nhiệm vụ, dự án đầu tư công thuộc chương trình còn chưa đạt kỳ vọng, có khả năng không giải ngân hết kế hoạch vốn của chương trình; một số dự án không hoàn thiện thủ tục đầu tư đúng theo thời hạn Quốc hội yêu cầu, dẫn đến không được tiếp tục phân bổ nguồn vốn của chương trình...
Chính phủ dự kiến sẽ có báo cáo riêng về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV./.