【đội hình lecce gặp verona】Việt Nam chi hơn 198 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, thị trường nào chiếm ưu thế?
3 châu lục xuất nhập khẩu “chục tỷ USD” của Việt Nam | |
Nhập siêu gần 400 triệu USD trong nửa đầu tháng 10 | |
Việt Nam sẽ sớm đạt 500 tỷ USD kim ngạch ngạch xuất nhập khẩu | |
Nhập khẩu từ Trung Quốc vượt 50 tỷ USD |
Cơ cấu nhập khẩu từ 5 thị trường lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, cập nhật hết tháng 9, đơn vị "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình. |
48,4% đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc
So với nửa cuối tháng 9/2019, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 biến động giảm ở một số mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 147 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 130 triệu USD; dầu thô giảm 116 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 98 triệu USD…
Mặt hàng nhập khẩu khác nhận được nhiều sự quan tâm là ô tô nguyên chiếc. Hết 15/10, cả nước nhập 114.735 xe, tổng kim ngạch hơn 2,5 tỷ USD, tăng 68.325 xe và gần 1,5 tỷ USD kim ngạch so với cùng kỳ 2018. |
Xét về thị trường nhập khẩu, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, cập nhật của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9 cho thấy có 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có kim ngạch đạt từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ với các kết quả lần lượt là 55,43 tỷ USD; 35,3 tỷ USD; 14,18 tỷ USD; 11,22 tỷ USD và 10,69 tỷ USD.
Với tổng kim ngạch 126,82 tỷ USD, 5 thị trường nêu trên chiếm đến 67,64% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm.
Đáng chú ý, riêng thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 2 con số. Cụ thể, Trung Quốc chiếm 29,6%, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Hàn Quốc 18,8%, tăng 0,7%. Như vậy, chỉ riêng 2 quốc gia châu Á nêu trên chiếm tới 48,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc và Hàn Quốc góp mặt ở hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam, trong đó ưu thế lớn nằm ở các mặt hàng điện tử; máy móc, thiết bị; nguyện phụ liệu dệt may, da giày…
Đơn cử như tại nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm đến gần 59% (cập nhật theo thị trường hết tháng 9) kim ngạch, với trị giá đạt 22,56 tỷ USD.
Trong đó, Hàn Quốc với trị giá 13,53 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với 9,03 tỷ USD, tăng mạnh tới 56,3%.
Hay nhóm hàng nhập khẩu lớn thứ 2 là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, Trung Quốc cũng là nhà cung cấp lớn nhất với 10,62 tỷ USD, tăng 27,3%, chiếm đến 39,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Trong khi thị trường Hàn Quốc đạt 4,66 tỷ USD, tăng 4,9% và chiếm 17,33% kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Ở nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày), Trung Quốc và Hàn Quốc cũng chiếm đến 59% tổng kim ngạch.
Trong đó, nhập từ Trung Quốc đạt 8,46 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 47%. Thị trường Hàn Quốc với 2,16 tỷ USD, dù giảm 7,2% so với cùng kỳ 2018 nhưng vẫn chiếm 12%.
Đặc biệt ở nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm thị phần đến 92,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước, với tổng trị giá 9,8 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc đạt 5,69 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 4,12 tỷ USD.
Xăng dầu giảm mạnh
Những tháng đầu năm, trái ngược với sự tăng trưởng của hầu hết nhóm hàng nhập khẩu, 3 nhóm chủ lực là điện thoại và linh kiện; sắt thép; xăng dầu có tình trạng sụt giảm.
Trong đó, xăng dầu là nhóm hàng sụt giảm mạnh nhất.
Theo cập nhật của Tổng cục Hải quan, đến 15/10, cả nước nhập khẩu gần 7,2 triệu tấn xăng dầu các loại, tổng kim ngạch đạt gần 4,4 tỷ USD.
Kết quả này giảm mạnh tới 2,43 triệu tấn và khoảng 2,1 tỷ USD kim ngạch so với cùng kỳ 2018.
Các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu ở khu vực châu Á như: Malaysia, Hàn Quốc, Singapore…
Trong khi nhóm hàng sắt thép ở tình trạng lượng tăng, giá giảm.
Cụ thể, đến 15/10 nhóm hàng này đạt gần 11,6 triệu tấn, tổng kim ngạch gần 7,7 tỷ USD. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, các kết quả lần lượt là 10,8 triệu tấn, kim ngạch gần 7,9 tỷ USD.
Các thị trường nhập khẩu sắt thép chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Với nhóm hàng điện thoại và linh kiện, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 11,4 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 11,74 tỷ USD.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc và Hàn Quốc như đề cập ở trên.
相关推荐
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Đẩy mạnh cải cách và phục vụ người dân, doanh nghiệp
- Thủ tướng ra thông điệp "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" với ngành ngân hàng
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận
- Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- Công đoàn Tổng cục Hải quan triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
- Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5