【bd kq ita】Thế giới 2012 Những mảng sáng
作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:38:38 评论数:
Nhìn lại những bộn bề sự kiện,ếgiớiNhữngmảngsábd kq ita vui có, buồn có, người ta dễ nhận thấy hai gam màu sáng tối nổi bật trong bức tranh toàn cảnh của thế giới năm 2012. Đó là màu sáng về sức sống dẻo dai và mãnh liệt của các nền kinh tế châu Á trong sự ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu và tương phản với nó là hình ảnh loạn lạc, bom rơi, đạn nổ, máu đổ... diễn ra từng giờ, từng ngày ở mảnh đất Trung Đông, Bắc Phi, nơi gánh chịu hậu quả từ làn sóng “Mùa Xuân Arập” gần 2 năm trước.
Năm 2012, trong khi châu Âu vẫn loay hoay với cuộc khủng hoảng nợ công, Mỹ có phục hồi nhưng khá trầy trật thì châu Á dường như có vẻ “ngấm đòn” của cuộc khủng hoảng từ phương Tây với biểu hiện là một số nền kinh tế lớn bị mất đà tăng trưởng. Dù không còn đạt mức tăng trưởng cao như những năm trước, nhưng việc duy trì được sự tăng trưởng ở các nước châu Á trong bối cảnh giảm sút kinh tế toàn cầu vẫn được xem là “kỳ tích”.
Đáng chú ý, vào thời điểm cuối năm 2012, có rất nhiều dự báo của các chuyên gia kinh tế, tổ chức có uy tín trên toàn cầu về sự khởi sắc của nền kinh tế châu Á trong năm mới 2013, đặc biệt trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được nhận định sẽ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng mạnh. Các ước tính của Bank of America và Merrill Lynch cho thấy tăng trưởng bình quân GDP của ASEAN sẽ tăng từ 4,7% năm 2011 lên mức 5,2% trong năm 2012.
Nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh do việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng được hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã giúp ASEAN giảm được những tác động tiêu cực của việc giảm xuất khẩu.
Châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2012 luôn dậy sóng và mặc dù xảy ra những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, đặc biệt ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, song hợp tác, nhất là hội nhập kinh tế, vẫn được đánh giá là xu thế chủ đạo tại khu vực trong năm qua trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa vẫn tiếp tục diễn ra.
Bất chấp những căng thẳng do tranh chấp lãnh hải, 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn nhất trí đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do ba bên từ tháng 1-2013. ASEAN và Trung Quốc cũng đã nỗ lực thúc đẩy thiết lập một cơ chế thương mại tự do rộng lớn hơn là “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực” với sự tham gia của 10 nước ASEAN và 6 đối tác trong khu vực. Việc Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm hướng tới châu Á cũng có phần nào muốn giành một phần trong “chiếc bánh” kinh tế phát triển nhanh của châu Á.
Kể từ tháng 12-2010, một số nước Arập đã phải trải qua những biến động lớn, đó là: Sự sụp đổ của chế độ ở Tunisia, Ai Cập và Libya, cuộc nổi dậy dang dở ở Bahrain; sự thay đổi lãnh đạo ở Yemen; và cuộc nội chiến dai dẳng ở Syria. Đảng Hồi giáo chính ở Tunisia đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử quốc hội cuối năm 2011, song kể từ giữa năm 2012, bất ổn và bạo loạn đã bao trùm lên cả nước trong bối cảnh rất nhiều người nước này cay đắng thất vọng bởi cuộc cách mạng đã không cải thiện cuộc sống cho họ.
Ai Cập cũng đã bầu ra quốc hội và vị tổng thống dân bầu đầu tiên Mohamed Morsi, song quốc gia đông dân nhất của thế giới Arập này đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc trong khi các cuộc đụng độ đôi khi nhuốm màu bạo lực đã liên tục xảy ra kể từ khi Tổng thống Morsi ngày 22-11 quyết định trao cho mình quyền lực gần như tuyệt đối. Tháng 7-2012, chính quyền mới ở Libya lần đầu tiên bầu ra quốc hội sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi và một chính phủ mới cũng đã được thành lập.
Tuy nhiên, quốc gia này đang phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan ngày càng nghiêm trọng và tình trạng lực lượng dân quân phát tán vũ khí. Nhiều cuộc tấn công đã xảy ra, đặc biệt là ở phía Đông thành phố Benghazi - nơi mà 4 người Mỹ, trong đó có cả đại sứ - đã bị sát hại trong một cuộc tấn công của các lực lượng dân quân Hồi giáo nhằm vào lãnh sự quán Mỹ vào tháng 9-2012.
Bất chấp các nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi của LHQ và cộng đồng quốc tế, cuộc xung đột đẫm máu ở Syria kéo dài gần 22 tháng, cướp đi sinh mạng của hơn 42.000 người và làm hàng trăm nghìn người phải đi lánh nạn ở các nước láng giềng, đến nay vẫn chưa tìm được lối thoát. Tại Yemen, cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã chuyển giao quyền lực như thỏa thuận vào tháng 2-2012, song lực lượng Al-Qaeda ở bán đảo Arập đã tận dụng sự yếu kém của chính quyền non trẻ, chiếm giữ phần lớn lãnh thổ ở miền nam và miền đông.
Năm 2012 khép lại với nhiều vấn đề còn dở dang báo trước một năm khó khăn với nhiều thách thức 2013 chờ đón các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó không thể thiếu hai vấn đề nổi cộm là khủng hoảng kinh tế và bạo lực ở Trung Đông.
Khánh Linh