【kèo nhà cái chuan】Buôn lậu đường cát: “Nóng” ở 6 tỉnh trọng điểm
Tình trạng buôn lậu đường cát vẫn diễn biến phức tạp |
Buôn lậu đường gia tăng
TheNóngkèo nhà cái chuano Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, những tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, tập kết, mua bán đường cát. Do nhu cầu và lợi nhuận lớn, các đối tượng luôn tìm mọi phương cách để nhập lậu và vận chuyển tiêu thụ nội địa.
Ông Lê Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết, 5 tháng đầu năm, tỉnh An Giang đã thu giữ khoảng 400 tấn đường cát ngoại, triệt phá 30 vụ buôn lậu đường quy mô lớn. Nếu như trước kia, các đối tượng thường vận chuyển đường bằng xe tải lớn thì nay chỉ sử dụng xe gắn máy để vận chuyển nhỏ lẻ qua biên giới, sau đó đưa sâu vào thị trường nội địa để tiêu thụ. Quá trình vận chuyển, các đối tượng vi phạm chia thành nhiều tốp nhỏ, có người gác đường và thường đi vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Đây cũng là chiêu thức mà các đối tượng đầu lậu tại các tỉnh biên giới phía Tây Nam sử dụng. Đặc biệt, các đối tượng còn có sự phân chia chặt chẽ theo từng cung đường, ổ nhóm trên địa bàn. Mỗi nhóm từ 3 - 5 đối tượng, nhóm phụ trách nguồn cung đường từ nước ngoài, tập kết ở kho biên giới; sau đó lại được một nhóm trong khu vực nội địa vận chuyển phân phối tới từng khu vực, địa bàn dân cư…
Báo cáo của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389 quốc gia) cho thấy, 6 tháng đầu năm, 6 tỉnh trọng điểm biên giới Tây Nam đã bắt giữ 1.159 vụ buôn lậu đường cát với số lượng lên tới 2.482 tấn. Tuy nhiên, công tác xác định hóa đơn hàng hóa, hàm lượng, chất lượng đường để xử lý còn gặp khá nhiều khó khăn.
Ngăn chặn đường nhập lậu
Trước thực trạng buôn lậu đường cát đang gia tăng, ông Lê Văn Hưng đề nghị: Nhà nước cho các tỉnh được bán thẳng đường lậu tới các nhà máy, không đấu giá đường, tránh tình trạng đối tượng buôn lậu mua lại để lấy hóa đơn quay vòng, gây phức tạp trong công tác chống buôn lậu.
Để chống hợp thức hóa đường cát nhập lậu, cần chấm dứt sự tồn tại của các lò đường phèn biên giới; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn biên giới chuyển đổi ngành nghề, không tham gia buôn lậu. Các xã biên giới cần rà soát, thống kê đối tượng cư dân nghèo, thực hiện đai vác hàng lậu, từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ vốn, đào tạo nghề; từng bước chuyển đổi nghề để có việc làm ổn định, không tiếp tay vận chuyển hàng lậu, gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu.
Ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia - khẳng định: Chống buôn lậu đường cát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Tháng 5 vừa qua, Ban Thường trực 389 quốc gia đã cùng với các lực lượng chức năng: Quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, văn phòng Chính phủ… tổ chức nhận định tình hình, đưa ra các phương án xử lý đường lậu từ Thái Lan qua các tỉnh biên giới Tây Nam. Trên cơ sở đó, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giao các lực lượng xây dựng kế hoạch chuyên đề tổ chức đấu tranh ngăn chặn hoạt động này.
Phó Thủ tướng Thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia - Trương Hòa Bình - đã chỉ đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam chủ động phối hợp với các bộ, ngành và lực lượng chức năng trong việc cung cấp thông tin về buôn lậu đường cát nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, bảo vệ sản xuất trong nước. |
相关推荐
- Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- Đường đi thịt bẩn từ Bắc vào Nam
- Chất độc trong cá khô là thuốc diệt côn trùng
- Vụ áo ngực chứa "chất lạ": Thận trọng không thừa
- 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- Hé lộ những mẫu xe sắp ra mắt thị trường ô tô Việt đầu năm 2025
- Dầu ăn giá rẻ kém chất lượng có thể gây ung thư
- Vừa thanh lọc làm mát cơ thể, vừa háo hức săn 9 miếng vàng SJC cùng Trà Dr Thanh