【bóng đá vô địch quốc gia pháp】Không phân biệt biên chế hay hợp đồng trong chi trả tiền lương, tiền công
Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai vừa có công văn đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn về việc các đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần kinh phí có được sử dụng phần kinh phí NSNN cấp (phần kinh phí thường xuyên) hoặc kinh phí được trích để lại theo quy định từ nguồn thu phí, thu hoạt động dịch vụ của đơn vị để chi trả lương theo thỏa thuận đối với các hợp đồng lao động (ngoài biên chế được giao) có thời hạn 1 tháng trở lên, hợp đồng giáo viên thỉnh giảng của các trường đại học, cao đẳng...
Về vấn đề này, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (HCSN), Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, tại Điều 7 về tự chủ nhân sự quy định đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Tại Điều 14 về tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, trong đó quy định nguồn tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên của đơn vị, bao gồm: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.
Theo đó đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16 nêu trên, trong đó có chi tiền lương theo số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền quyết định, chi tiền công lao động hợp đồng vụ việc (nếu có).
Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 16 quy định trong khi chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các đơn vị SNCL theo từng lĩnh vực được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Vụ HCSN cho biết, hiện Chính phủ chưa ban hành Nghị định trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, do vậy đối với đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thực hiện theo Nghị định số 43 và Thông tư số 71/2006/TT-BTC. Trong đó nguồn NSNN cấp chi thường xuyên, nguồn thu sự nghiệp, đơn vị chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, trong đó có chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Cũng đề cập đến vấn đề này, tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí, trong đó tại Khoản 2 Điều 4 quy định phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị SNCL thực hiện được để lại một phần, hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để lại trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ.
Tại Khoản 2 Điều 5 quy định số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí được chi dùng cho các nội dung: Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị SNCL), gồm: Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phục cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ NSNN theo chế độ quy định)…
Như vậy, theo quy định của Luật Phí và lệ phí, số tiền phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị SNCL thực hiện được để lại để chi trả tiền lương, tiền công cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, không phân biệt trong biên chế hay ngoài biên chế./.
Bùi Tư