Điều trị F0 thể nặng tại Trung tâm Y tế TP. Huế
Không chủ quan
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022,độngnhânlựchỗtrợđiềutrịquảnlýFtạinhàket qua bong mexico anh Nguyễn Văn T., trú tại phường Kim Long, TP. Huế mua test COVID-19 về test nhanh trước khi trở vào nam làm ăn, bất ngờ phát hiện dương tính. Sau đó, cả gia đình 5 người, gồm: bố, mẹ, vợ và 2 con cũng trở thành F0 sau khi tầm soát cả nhà. Thay vì đến trạm y tế phường để khai báo và nhận sự hỗ trợ, tư vấn theo dõi sức khỏe cũng như cấp phát thuốc theo phác đồ điều trị F0 tại nhà, gia đình anh T. quyết định không khai báo y tế mà tự “chữa trị” bằng các bài thuốc dân gian, mua thuốc ở quầy vì cho rằng đã tiêm đủ liều vắc-xin và triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, may mắn là sau hơn 1 tuần, cả gia đình đều âm tính và lành bệnh.
Một bệnh nhân ở phường Thuận Hòa sau khi nhiễm COVID-19, trong người có bệnh nền nhưng gia đình không khai báo dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng, đến nửa đêm phải điện thoại báo y tế phường để đưa vào Trung tâm Y tế TP. Huế điều trị. Vào viện muộn với sức khỏe suy giảm do để lâu, trong khi trước đó các y, bác sĩ không theo dõi sức khỏe cũng như phác đồ điều trị ở nhà nên gặp khó khăn trong quá trình điều trị, khiến bệnh tình càng ngày trở nặng nên hiện vẫn đang được điều trị trong tình trạng phải thở máy.
Bác sĩ CKII Trần Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Huế cho rằng, theo quy định tất cả F0 sau khi xác định dương tính với COVID-19 đều phải khai báo với cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi, tư vấn và cấp thuốc; đồng thời hướng dẫn cách điều trị, ăn uống và giữ gìn vệ sinh cá nhân tại nhà nhằm đảm bảo sức khỏe và tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Thời gian qua, số F0 điều trị tại nhà có khai báo y tế khá đông, song đa số đều khỏi bệnh sau 5 - 7 ngày do được các y, bác sĩ hướng dẫn và cấp phát thuốc. Ngược lại, nếu xét nghiệm dương tính nhưng giấu bệnh, không khai báo là sai lầm rất lớn cho gia đình, nếu bệnh trở nặng sẽ rất khó điều trị, đồng thời là gánh nặng cho các cơ sở y tế, cho xã hội bởi mức độ lây lan vi rút trong cộng đồng rất nhanh.
Theo ông Hùng, lâu nay, có khá nhiều bệnh nhân sau khi xét nghiệm dương tính COVID-19 nhưng không khai báo, không được tư vấn, chăm sóc của những người có chuyên môn, kinh nghiệm nên không những lâu lành vì không điều trị theo phác đồ, mà đến khi trở nặng mới đến bệnh viện nên cấp cứu rất khó vì trước đó đã điều trị không đúng phác đồ của Bộ Y tế. “Dù nhân lực chưa đủ, vật tư trang thiết bị y tế còn thiếu, song trung tâm nỗ lực hết sức, huy động các nguồn lực để sẵn sàng điều trị, chăm sóc và tư vấn F0. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân nên khai báo với cơ sở y tế khi biết mình đã nhiễm COVID-19 để được tư vấn điều trị kịp thời”, ông Hùng nói.
Huy động nhân lực chăm sóc F0 tại nhà
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khi số ca F0 trên địa bàn ngày càng tăng, từ tháng 7/2021, UBND TP. Huế có Công văn 4571 kêu gọi nhân lực tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Trong đó, kêu gọi các cán bộ y tế đã nghỉ hưu, cộng tác viên dân số, lực lượng y tế tư nhân... tham gia vào hoạt động phòng, chống dịch của địa phương. Đến nay, đã có hơn 200 nhân viên y tế, sinh viên ngành y tham gia công tác phòng, chống dịch, có cơ sở để thành lập các tổ y tế lưu động (YTLĐ) tại 36 phường, xã trên địa bàn TP. Huế, mỗi tổ có 5 thành viên có trách nhiệm hỗ trợ, chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.
Theo chị Nguyễn Thị Hồng, tổ 11, phường Thủy Xuân, sau khi phát hiện chồng mắc COVID-19, cả gia đình gồm 5 thành viên test nhanh và tất cả đều dương tính nên quyết định đến khai báo tại trạm y tế phường. Những ngày sau đó, gia đình thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, tư vấn cũng như cấp phát thuốc của tổ YTLĐ; nếu đến lịch hẹn xét nghiệm mà chưa đến sẽ nhận điện thoại của y tế phường nên khá yên tâm.
Trạm trưởng Trạm Y tế phường Thủy Xuân, chị Mỹ Phương cho rằng, Thủy Xuân là một trong những địa phương có số ca F0 nhiều, trung bình mỗi ngày có 20- 30 ca, song cán bộ y tế phường và tổ YTLĐ thường xuyên kết nối để nắm bắt thông tin, có kế hoạch cấp phát thuốc, hướng dẫn cách chăm sóc ăn uống. Đồng thời, hỗ trợ các gia đình neo đơn mua thuốc, nước sát khuẩn, khẩu trang hoặc thức ăn hằng ngày. Đối với những F0 có dấu hiệu trở nặng do có bệnh nền hoặc già yếu, tổ YTLĐ sẽ mang ô xy về nhà để điều trị hoặc chuyển hồ sơ đưa bệnh nhân lên tuyến trên trong thời gian nhanh nhất.
Cùng với tổ YTLĐ, hiện trên địa bàn TP. Huế còn có sự hỗ trợ của Hội Thầy thuốc Tình nguyện Huế. Hội được kích hoạt từ tháng 1/2022, góp thêm một điểm tựa cho bệnh nhân, người thân bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Với hơn 100 thành viên tự nguyện tham gia, đội ngũ này đã đồng hành tư vấn trực tuyến và sẻ chia nỗi lo cho hàng ngàn người bệnh cũng như giảm gánh nặng cho hệ thống y tế cơ sở trên 36 xã, phường tại TP. Huế.
Ông Trần Quốc Hùng cho rằng, hiện số ca F0 ở thành phố khá nhiều, nguồn nhân lực và vật tư y tế, máy móc chưa đáp ứng, song Sở Y tế, UBND tỉnh và thành phố đã triển khai nhiều biện pháp, kêu gọi các nguồn tài trợ, sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân nên trung tâm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, quản lý F0 tại nhà. Hiện, tại trung tâm luôn điều trị 35- 40 bệnh nhân COVID-19 nặng, đang đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc để tăng thêm từ 10 - 20 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu điều trị các F0 nặng trên địa bàn TP. Huế để đảm bảo sức khỏe và tạo tâm lý thoải mái cho người dân khi có người nhà nhiễm COVID-19.
Bài, ảnh: Thanh Hương