【nhận định benfica vs】Chuyển khoản nhầm cho người lạ, lấy lại tiền thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theểnkhoảnnhầmchongườilạlấylạitiềnthếnànhận định benfica vso quy định của pháp luật thì hiện người mà bạn chuyển khoản nhầm đang chiếm hữu tài sản của bạn. Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản từ chủ sở hữu tài sản mà bạn chuyển khoản nhầm. Trường hợp chủ tài khoản đã rút tiền để sử dụng thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng liên hệ chuyển khoản trả lại. Khi phát hiện chuyển nhầm tiền vào sai tài khoản của người khác, không phải là người mình mong muốn thì cần lập tức ra Ngân hàng, mang theo Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hoá đơn chuyển khoản, thẻ ngân hàng (ATM), kèm theo các thông tin như số tài khoản của bản thân, số tài khoản thực tế phải chuyển, số tài khoản bị chuyển nhầm, chữ ký của chủ tài khoản để yêu cầu Ngân hàng nơi mở tài khoản xác minh.
Ngân hàng chỉ có trách nhiệm hỗ trợ liên hệ thông báo đến chủ tài khoản được chuyển khoản nhầm để chuyển trả số tiền đã nhận, trường hợp có căn cứ xác định việc chuyển khoản đó do bị lừa dối hoặc ép buộc trái với quy định của pháp luật thì có thể quyền phong tỏa, tạm khoá mọi giao dịch của tài khoản cho đến khi giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 4 Điều 32 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/12/2016 quy định:
Theo quy định này thì khi Ngân hàng nhận được yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đối với số tiền chuyển thừa của đơn vị khởi tạo lệnh, nếu sau khi kiểm soát lại là đúng, đơn vị nhận lệnh xử lý như sau:
(i) Trường hợp tài khoản của khách hàng có đủ số dư: Căn cứ vào yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có để lập Lệnh thanh toán Có đi, chuyển trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa: Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính). Số tiền chuyển thừa phải trả lại đơn vị khởi tạo lệnh;
(ii) Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh và hạch toán như đã hướng dẫn trên;
(iii) Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án,… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; Lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có); gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.
Như vậy, trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khoá, phong toả vẫn còn số tiền mà người chuyển nhầm đến thì Ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền lại cho người chuyển nhầm. Còn khi số tiền gửi nhầm đã được rút, Ngân hàng sẽ liên lạc với chủ tài khoản được gửi nhầm để yêu cầu gửi trả lại tiền.
Trong trường hợp bên chủ tài khoản vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền tố cáo hành vi chiếm giữ tài sản trái phép của chủ tài khoản mà bạn đã chuyển khoản nhầm đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét xử lý hình sự.
Xử lý hình sự tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Xin luật sư giải đáp, người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể thay đổi được không?
相关推荐
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- Dàn sao nữ đua nhau mặc 'siêu ngắn' dự họp báo của Trúc Nhân
- Khối ngoại bán ròng, không hẳn vốn nước ngoài đảo chiều
- Thêm quy định cụ thể về hoàn thuế
- Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- Vốn ODA sẽ tập trung vào các dự án hiệu quả
- Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại Đồng Nai
- Nhật hỗ trợ gần 450 triệu USD vốn ODA xây dựng hạ tầng