【soi kèo peru】Vừa dạy vừa “chạy” tuyển giáo viên
Năm học 2019-2020 đã qua hơn 2 tháng nhưng nhiều quận huyện trên địa bàn TPHCM chưa hoàn tất công tác tuyển dụng giáo viên. Tình trạng số lượng ứng viên trúng tuyển không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng năm nào cũng tái diễn,chạysoi kèo peru nhưng chưa có biện pháp tháo gỡ.
Giờ dạy tiếng Anh của giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp)
Đỏ mắt tìm ứng viên
Đầu tháng 10 vừa qua, Phòng GD-ĐT quận 1 đã công bố quyết định bổ sung kết quả xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm học 2019-2020, trong đó bổ sung thêm 15 người (gồm 9 giáo viên mầm non, 4 giáo viên tiểu học và 2 giáo viên THCS). Trước đó, vào cuối tháng 8-2019, địa phương này đã phê duyệt kết quả trúng tuyển viên chức đối với 99 ứng viên. Như vậy, các ứng viên trúng tuyển theo danh sách bổ sung sẽ nhận nhiệm sở trễ hơn 2 tháng so với các đồng nghiệp đã nhận quyết định trúng tuyển trước đó.
Phó hiệu trưởng một trường mầm non công lập ở quận 1 cho biết, bổ sung thêm giáo viên khi năm học mới đã bắt đầu sẽ ít nhiều gây xáo trộn công tác tổ chức tại các trường học. Tuy nhiên, việc bổ sung là cần thiết, nhất là với các trường mầm non, nhằm giúp giải quyết bài toán quá tải sĩ số và công việc cho giáo viên.
Tương tự, tại quận Thủ Đức, kết quả xét tuyển viên chức đầu năm học vừa qua có 173 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển. So với tổng nhu cầu giáo viên và nhân viên cần tuyển mới cho năm học này là 258 người, địa phương cần tuyển thêm 85 ứng viên. Theo một cán bộ Phòng GD-ĐT quận Thủ Đức, đây là tình trạng không mới, đã diễn ra nhiều năm nay do áp lực lớn về nhu cầu chỗ học cho người dân. Dự kiến trong thời gian tới, sau khi các trường sắp xếp và ổn định nhân sự, quận Thủ Đức sẽ tổ chức thêm các đợt xét tuyển giáo viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của các đơn vị.
Thời điểm cuối tháng 10, nhiều quận huyện trên địa bàn TPHCM đồng loạt công bố quyết định phê duyệt kết quả xét tuyển viên chức năm học 2019-2020. Cụ thể, tại quận 4, ứng viên trúng tuyển bắt đầu nhận nhiệm sở kể từ ngày 25-10. Sau đó 3 ngày, quận 9 cũng có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức năm học 2019-2020 đối với 116 trường hợp. Kết quả trúng tuyển công bố trễ hơn kế hoạch tuyển dụng đã đề ra trước đó, do sau khi kết thúc thời gian đăng ký, số lượng hồ sơ ứng viên dự tuyển ít hơn chỉ tiêu tuyển dụng nên quận này đã phát đi văn bản gia hạn thời gian đăng ký. Quận Tân Phú cũng căn cứ vào chỉ tiêu tuyển dụng và số lượng hồ sơ đăng ký, nên quyết định gia hạn thời gian nộp phiếu đăng ký dự tuyển để thu hút thêm ứng viên.
Trưởng phòng GD-ĐT một quận ở vùng ven cho biết, tuyển dụng giáo viên liên quan đến công tác phối hợp giữa phòng GD-ĐT và phòng nội vụ, chưa kể còn bị chi phối bởi các kế hoạch phân bổ, tinh giản nhân sự. “Dù muốn đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng giáo viên trước khi bắt đầu năm học mới, nhưng lực bất tòng tâm. Địa phương ưu tiên những đơn vị vừa xây mới, hoặc thiếu nhiều nhân sự, các trường hợp còn lại vừa dạy vừa bổ sung thêm giáo viên”, vị này thông tin.
Cần chính sách thu hút đội ngũ
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM có văn bản hướng dẫn thực hiện tổ chức dạy học tiếng Anh tăng cường trong các trường trung học từ năm học 2019-2020. Văn bản nêu rõ, trong quá trình thực hiện, nhà trường có thể sử dụng giáo viên người nước ngoài (giáo viên bản ngữ), thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường với thời lượng 1-2 tiết/tuần hoặc toàn bộ chương trình. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT lưu ý, trong suốt giờ giáo viên người nước ngoài giảng dạy phải có giáo viên tiếng Anh phụ trách lớp cùng đồng giảng. Các trường phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể ngay từ đầu năm học, phối hợp phân chia công việc giữa giáo viên nước ngoài và giáo viên tiếng Anh phụ trách lớp để đảm bảo giờ dạy hiệu quả theo đúng chương trình được quy định. Hiệu trưởng một trường THPT cho biết: “Yêu cầu có thêm một giáo viên Việt Nam đồng giảng trong giờ dạy của giáo viên nước ngoài sẽ khiến các trường gặp khó trong vấn đề phân bổ nhân sự và nguồn tiền trả lương đồng giảng cho giáo viên”.
Tháo gỡ khó khăn này, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT TPHCM), cho biết tiếng Anh tăng cường là chương trình tổ chức dựa trên mức thu theo thỏa thuận với phụ huynh, việc chi trả lương cho giáo viên không lấy từ nguồn ngân sách. Mặt khác, khi tổ chức triển khai, nhà trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, phương pháp và chất lượng giảng dạy, không được khoán trắng giờ dạy cho giáo viên nước ngoài hoặc trung tâm ngoại ngữ. “Yêu cầu đồng giảng có thể thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp như dự giờ hoặc gián tiếp thông qua theo dõi, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên”, đại diện Sở GD-ĐT cho biết.
Tuy nhiên, do chế độ đãi ngộ hiện nay còn hạn chế nên nhiều vị trí tuyển dụng như giáo viên tiếng Anh, nhân viên thư viện, y tế… tại các trường thường xuyên biến động. Cụ thể, nếu giáo viên tiếng Anh có xu hướng “chảy máu chất xám” qua khu vực trường tư và ngoài công lập thì các vị trí nhân viên thư viện, y tế rất ít ứng viên dự tuyển. Nguyên nhân là do hiện nay, với quy định của Bộ GD-ĐT, 4 chức danh kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ chỉ được bố trí 2 nhân sự, khiến công tác tuyển dụng gặp khó, các trường phải bố trí lao động kiêm nhiệm. Thời gian tới, song song với các chính sách thu hút đội ngũ, Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị Bộ GD-ĐT tháo gỡ khó khăn về định biên nhân sự, giúp trường học chủ động hơn về nguồn tuyển cũng như thu hút ứng viên.
Theo MINH QUÂN – SGGP Online
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/147b799491.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。