当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả trận senegal】Xác định việc gì 'xin ý kiến' khi ban hành kết luận thanh tra

【kết quả trận senegal】Xác định việc gì 'xin ý kiến' khi ban hành kết luận thanh tra

2025-01-10 00:07:30 [Cúp C1] 来源:88Point

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình,ácđịnhviệcgìxinýkiếnkhibanhànhkếtluậkết quả trận senegal tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) vào chiều 17/8, câu chuyện mối quan hệ giữa thanh tra với thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước được các đại biểu đặt ra.

Trách nhiệm các bộ ngành thì thường né

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự thảo luật cũng đã cố gắng xử lý, phân định trách nhiệm mang tính chuyên môn đảm bảo tính độc lập của đoàn thanh tra trong kết luận thanh tra với thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

"Về nguyên tắc đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình, tức là anh đi thanh tra, anh thấy vi phạm anh phải kết luận; nếu anh kết luận không vi phạm anh cũng phải chịu trách nhiệm về việc đó", ông Tùng nhấn mạnh. 

Cho rằng tính độc lập về chuyên môn như kiểm toán thì công tác thanh tra chưa bảo đảm, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong kể thực tế: “Tôi làm ở tỉnh lâu rồi, cũng làm Chủ tịch tỉnh, chủ yếu chỉ duyệt kế hoạch thanh tra, định hướng thanh tra, còn lại chỉ nghe báo cáo 6 tháng và báo cáo cuối năm. Thường các cuộc thanh tra mang tính phức tạp, Chánh thanh tra báo cáo miệng, không bằng văn bản, xin ý kiến”.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: Phạm Thắng

Tổng Thanh tra cũng bày tỏ băn khoăn về việc các đoàn thanh tra phải báo cáo xin ý kiến, trong khi ý kiến các bộ ngành rất chung chung, nhiều ý kiến nhưng không thu được hiệu quả. 

“Thanh tra kiến nghị về trách nhiệm các bộ ngành thì thường né", Tổng Thanh tra nói và cho rằng, tính độc lập về chuyên môn không cao, đây là việc thuộc về khâu tổ chức thực hiện chứ không phải quy định của luật. 

Ông Phong cũng cho hay, vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có ý kiến, kiến nghị về việc này. Có vấn đề tồn đọng rất nhiều năm của Thanh tra Chính phủ là tồn đọng kết luận, có những kết luận 5-6 năm chưa kết luận được, mất hết tính thời sự. 

Vì vậy, dự thảo luật lần này đã quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.

Tuy nhiên vẫn có nội dung cần xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chẳng hạn như việc, năm nay Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực giao cho Thanh tra Chính phủ 3 việc: Thanh tra về phòng chống Covid; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng trái phiếu doanh nghiệp; vấn đề quy hoạch và quản lý sử dụng quy hoạch xây dựng. 

Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị ghi rõ vào luật là những việc được Ban chỉ đạo Trung ương, Thủ tướng giao và những vấn đề liên quan đến Quốc phòng, an ninh thì phải báo cáo Thủ tướng hoặc Chính phủ. 

“Nói thật là khi thanh tra trình lên, Phó Thủ tướng chủ trì cuối cùng chỉ chốt một câu Thanh tra phải rà soát và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật”, ông Phong chia sẻ.

Đoàn thanh tra phát hiện sai phạm mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, xác định rõ hơn thẩm quyền cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, các cơ quan thanh tra trong hệ thống, tránh khoảng trống pháp luật trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, làm rõ quy trình thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra, công bố kết luận thanh tra. 

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Phạm Thắng

Trong đó cần xác định cụ thể việc gì xin ý kiến, việc gì cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có quyền chỉ đạo điều hành theo thẩm quyền của mình; làm rõ tính độc lập của đoàn thanh tra, cơ quan thanh tra và gắn với trách nhiệm theo pháp luật. 

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị đoàn thanh tra, cơ quan thanh tra, chánh thanh tra không cứ “tự nhiên xin ý kiến” mà phải chịu trách nhiệm. Vì đây là biểu hiện của sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc. 

Theo ông Định, như vậy chính là trái pháp luật, vì luật đã quy định “cấm can thiệp trái pháp luật". 

Nhắc lại quan điểm đã được Tổng Bí thư nêu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Cơ quan thanh tra, thanh tra viên, đoàn thanh tra phát hiện sai phạm trong quá trình thanh tra mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Giao UBND cấp tỉnh quyết định thành lập một số thanh tra sở

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho hay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định giao UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập Thanh tra sở. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến không tán thành việc này, vì lo ngại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất về tổ chức bộ máy...

Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở là phù hợp với chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Việc này giúp đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn, khắc phục tình trạng “dàn đều” biên chế cho cơ quan thanh tra ở tất cả các sở, dẫn đến nhiều nơi cơ quan Thanh tra sở chỉ bố trí được 2-3 người nên hoạt động khó bảo đảm hiệu quả. 

Tuy nhiên, việc dự thảo luật quy định phân quyền hoàn toàn cho UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập Thanh tra sở có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo đề nghị tiếp thu ý kiến ĐBQH quy định theo hướng thanh tra sở được thành lập tại một số sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ. Việc thành lập thanh tra tại các sở khác do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý và biên chế được giao.

Lập thanh tra cấp Tổng cục, Cục khi đang sắp xếp lại bộ máy là lãng phí

Lập thanh tra cấp Tổng cục, Cục khi đang sắp xếp lại bộ máy là lãng phí

Nhiều đại biểu cho rằng, Chính phủ đang thực hiện sắp xếp lại bộ máy tổng cục, cục mà thành lập thanh tra cấp này sẽ dẫn đến lãng phí và triển khai khó khả thi.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读