游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:47:30
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung |
Đây chính là trường hợp của tỉnh Bắc Kạn. Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh miền núi này luôn nằm trong top cuối các địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp nhất cả nước. Tuy nhiên, trong năm 2024 này, tỉnh đã có nhiều đột phá trong chỉ đạo và thực hiện, vì thế tỉnh đã vươn lên đứng trong top đầu các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) cao nhất cả nước.
Vốn kéo dài giải ngân ước đạt trên 67% kế hoạchLũy kế giải ngân vốn các năm trước kéo dài sang năm 2024 từ đầu năm đến hết tháng 11/2024 là 23.864,6 tỷ đồng, đạt 41,65% kế hoạch (57.293,9 tỷ đồng). Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/12/2024 là 38.605,2 tỷ đồng, đạt 67,38% kế hoạch. |
Năm 2024, tổng số vốn ĐTC của tỉnh Bắc Kạn được giao trên 2.310 tỷ đồng, bao gồm trên 2.157 tỷ đồng vốn do Thủ tướng Chính phủ giao và trên 153 tỷ đồng do địa phương giao thêm. Ước đến hết tháng 12/2024, tỉnh Bắc Kạn giải ngân được trên 2.110 tỷ đồng, đạt trên 91% tổng kế hoạch và đạt gần 98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Để có được kết quả này, tỉnh Bắc Kạn đã phải nỗ lực rất nhiều. Ông Trần Công Hòa - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt mưa lớn, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Đồng thời, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhiều dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án.
Với mục tiêu giải ngân vốn ĐTC để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để quyết liệt đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn ĐTC. Theo đó, tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư dự kiến tiến độ giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng. Rà soát, xác định số kế hoạch vốn có khả năng giải ngân, số kế hoạch vốn còn lại không có khả năng giải ngân, nhất là các dự án đã hoàn thành đang thực hiện quyết toán hoặc dự kiến hoàn thành, quyết toán trong năm 2024, đề xuất phương án điều chỉnh.
Bình Định cũng là một điểm sáng về giải ngân vốn ĐTC trong chặng nước rút này khi vươn lên nằm trong top đầu các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC cao nhất cả nước.
Theo đó, với tổng số vốn được giao trong năm 2024 là trên 8.885 tỷ đồng, trong đó số vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là gần 7,745 tỷ đồng và vốn địa phương giao thêm trên 1.140 tỷ đồng, ước đến hết tháng 12/2024, tỉnh Bình Định giải ngân được gần 8.103 tỷ đồng, đạt trên 91% tổng kế hoạch và đạt trên 104% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Kết quả này đến từ việc tỉnh Bình Định luôn nêu cao tinh thần “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá”. Đồng thời, tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó là sự linh hoạt của các sở, ngành trong điều hòa vốn, cương quyết điều chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khối lượng thi công tốt.
Mặc dù bức tranh giải ngân vốn ĐTC năm 2024 đã được tô điểm thêm nhiều gam màu sáng, nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước đến hết tháng 12/2024, tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt 70,24% kế hoạch, đạt 77,55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra là đạt 95% kế hoạch. Trong khi đó, thời gian để thực hiện việc giải ngân không còn nhiều.
Đáng chú ý, hiện mới có 16 bộ, ngành và 37 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Thậm chí vẫn còn 1 số ngành, địa phương giải ngân bằng 0% hoặc giải ngân rất thấp.
Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh được giao kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 rất lớn với trên 79.263 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cho cả nước, nhưng đến nay mới giải ngân đạt trên 51% đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.
Để thực hiện mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân theo chỉ đạo, điều hành tại các công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương, thời gian thi công gấp rút, điều kiện địa hình, thời tiết khó khăn, thiếu thốn nguyên vật liệu... cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, phân công rõ trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành đảm bảo khoa học, hiệu quả công việc.
Đối với Bộ Y tế và 4 địa phương (Phú Thọ, Hải Phòng, Bạc Liêu, Hà Tĩnh) mới được giao bổ sung kế hoạch vốn năm 2024 theo Quyết định số 1306/QĐ-TTg ngày 1/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng nhu cầu vốn và đẩy nhanh tiến độ các dự án nhưng chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn giao, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện ngay việc phân bổ kế hoạch vốn. Đồng thời, báo cáo rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng đơn vị liên quan trong trường hợp không phân bổ hết kế hoạch năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung.
Riêng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các kiến nghị chung nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện nghiêm Quyết định số 1162/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương chậm nhất đến ngày 31/12/2024 hoàn thành dự án theo quy định; tổ chức thực hiện và giải ngân vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo đúng quy định của pháp luật.
9 dự án quan trọng quốc gia có xu hướng giải ngân chậm lạiĐến hết ngày 30/11/2024, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là 60.585,61 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 58,2% kế hoạch năm 2024 được giao (104.138,96 tỷ đồng). Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 55.185,62 tỷ đồng, đạt 67,5%; vốn ngân sách địa phương là 5.404,28 tỷ đồng, đạt 14,2%. Đánh giá từ Bộ Tài chính cho thấy, kết quả giải ngân các dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải tương đương với tỷ lệ giải ngân bình quân 11 tháng của cả nước (58,2%). Tỷ lệ giải ngân có xu hướng chậm lại trong những tháng gần đây. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua các chủ đầu tư đã nỗ lực khắc phục khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án. Tuy nhiên, vẫn còn ghi nhận một số các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục nỗ lực để tháo gỡ. Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Về nguồn nguyên vật liệu: Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai triển khai thủ tục cấp phép để khai thác mỏ cho các nhà thầu chưa đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Một số địa phương đã bố trí tối đa các mỏ để cung cấp cho dự án nhưng công suất vẫn chưa đáp ứng kế hoạch. Về thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư: Tỉnh Đồng Nai chậm xác định giá trị giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, ảnh hưởng tiến độ điều chỉnh chủ trương; dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành cần triển khai nhiều thủ tục điều chỉnh chủ trương... |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接