发布时间:2025-01-26 07:34:28 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Án tạm đình chỉ tăng
Thời gian qua, khi phát hiện các vụ việc vi phạm hoặc vi phạm quả tang có dấu hiệu hình sự, hầu hết các Chi cục Hải quan cửa khẩu đều lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ về Cục Hải quan để xem xét, xử lý hoặc trao đổi với cơ quan chức năng, sau đó mới ra quyết định xử lý cuối cùng.
Tuy nhiên, các chi cục hải quan cửa khẩu mới chỉ áp dụng việc tạm giữ tang vật vi phạm theo quy định pháp luật, còn đối với chủ thể vi phạm mà cụ thể là cá nhân thì chưa áp dụng biện pháp chế tài để đảm bảo cho việc xử lý sau này.
Trong những năm qua, Công an TP.HCM đã tiếp nhận, thụ lý điều tra nhiều vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới xảy ra tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất do Cục Hải quan TP.HCM chuyển, thông qua đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM trực tiếp thụ lý điều tra hoặc chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an quận Tân Bình để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, hiện nay, các vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới còn tồn nhiều vụ án và đã phải tạm đình chỉ điều tra do đối tượng đã xuất cảnh. Theo ý kiến của Cơ quan Cảnh sát điều tra, qua xử lý thực tế các vụ vi phạm dạng này, trong hồ sơ vi phạm vận chuyển trái phép tiền tệ xảy ra tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Hải quan nơi đây thường lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm không khai báo hải quan ngoại tệ vượt quá quy định và cho họ tiếp tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh mà không có biện pháp chế tài.
Khi hồ sơ được chuyển cho Cục Hải quan TP.HCM, Bộ phận tham mưu xử lý của Cục lập thủ tục chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát Nhân đân TP.HCM cho ý kiến để chuyển cho cơ quan Công an, dẫn đến kéo dài thời gian, khó khăn cho hoạt động điều tra, xử lý.
Để xử lý điều tra, cơ quan Công an không thể lấy lời khai người vi phạm ngay do không thể mời hoặc triệu tập người vi phạm để làm rõ được. Trường hợp làm việc với cá nhân được đương sự ủy quyền liên hệ Cơ quan Cảnh sát điều tra để giải quyết vụ việc cũng không thể giải quyết do các cá nhân được ủy quyền không phải là đối tượng sai phạm, không thể trả lời được những tình tiết vụ án, nên không thể kết luận điều tra. Khi hết thời hạn điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra dẫn đến số lượng vụ án tạm đình chỉ tăng cao.
Lúng túng khi tạm giữ người vi phạm
Cơ quan Cảnh sát điều tra cho rằng, đây là loại tội phạm đã được xác định định lượng ngoại tệ một cách rõ ràng, không cần phải định giá. Việc chứng minh ý thức chủ quan của các đối tượng và chứng minh nguồn gốc ngoại tệ xuất khẩu và nhập khẩu trái phép cũng gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện do không có đối tượng vi phạm.
Do vậy, cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị: Khi phát hiện hành khách xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có hành vi vận chuyển tiền tệ vượt tiêu chuẩn quy định với số lượng lớn (tương đương 500 triệu đồng) trở lên không khai báo Hải quan, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông báo ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an quận Tân Bình đến cửa khẩu, hoặc dẫn đối tượng vi phạm đến Công an phường 2, quận Tân Bình lập biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội trong việc vận chuyển trái phép tiền tệ, đồng thời phối hợp với cơ quan điều tra ghi lời khai làm rõ hành vi sai phạm để quyết định xử lý kịp thời.
Các vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, nếu xác định định lượng tài sản thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng, đề nghị Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Công an quận Tân Bình để xem xét quyết định xử lý ngay sau khi lập biên bản vi phạm.
Cơ quan Công an cho rằng, nếu Cục Hải quan TP.HCM chỉ chuyển hồ sơ, biên bản vi phạm hành chính cho Cơ quan Cảnh sát điều tra và cho đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ hoặc hoàn trả hồ sơ, do không có cơ sở để điều tra, xử lý.
Về vấn đề này, theo Cục Hải quan TP.HCM, phần lớn các đối tượng vi phạm không khai báo hải quan số ngoại tệ vượt mức quy định khi xuất cảnh, nhập cảnh thường là người mang quốc tịch nước ngoài hoặc là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, nên sau khi vi phạm những đối tượng này thường xuất cảnh, không còn ở Việt Nam. Hạn chế này dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý sau này đối với các vụ vi phạm.
Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải đảm bảo các điều kiện, như: Quản lý người bị tạm giữ, kinh phí, chế độ ăn uống của người bị tạm giữ; hồ sơ về công tác tạm giữ, cơ sở vật chất, nhân sự của đơn vị.
Bên cạnh đó, các Chi cục Hải quan cửa khẩu đề nghị được hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ về việc tạm hoãn thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; trình tự, thủ tục thực hiện các quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh; tạm hoãn xuất cảnh, tránh sự phản ứng gay gắt của các đối tượng vi phạm, nhất là đối với những người nước ngoài.
Lê Thu
相关文章
随便看看