发布时间:2025-01-11 13:54:57 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Hiệu quả rõ rệt
Về thăm huyện Thanh Hà,àvườnphấnkhởivớihiệuquảtrồngvảitheochuẩtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia ý tỉnh Hải Dương vào mùa vải, phóng viên thấy bầu không khí làm việc của bà con nơi đây rất phấn khởi, hào hứng bởi năm nay vải được mùa, năng suất cao. Đến thăm vườn vải của gia đình ông Nguyễn Đức Nhân, Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng tổ sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap của 80 hộ dân (quy mô 11ha) thôn Lại Xá, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, phóng viên thấy những quả vải chín hồng, đỏ rực sắp đến độ thu hoạch.
Nói về mô hình trồng vải theo chuẩn VietGap, ông Nhân chia sẻ, trồng vải theo chuẩn VietGap cho năng suất rất cao, quả to và hình thức đẹp. “Nhà tôi có 8 sào Bắc bộ trồng vải, phân thành 3 khu, khu sản xuất vải lai chín sớm, vải u hồng và vải thiều. Trung bình mỗi sào thu được khoảng hơn 6 tạ quả. Cách đây 3 tuần, vải chín sớm, bán được giá cao, dao động từ 40.0000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Thương lái đang thu mua với giá 15.000 đồng đến 18.000 đồng/kg, cao hơn giá vải thường từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg”, ông Nhân nói.
Còn theo bà Lê Thị Anh ở thôn Hạ Vĩnh, xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà, việc sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn nông sản sạch VietGap chất lượng quả đạt tốt hơn, mẫu mã đẹp, vỏ sáng, ít bị sâu bệnh, đặc biệt tỷ lệ quả bị sâu đục mép, đục cuống và bệnh thân hư ít hơn so với thời gian trước khi gia đình chưa áp dụng theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm vải đạt tiêu chuẩn VietGap cao hơn giá trung bình từ 10- 20%.
“Từ năm 2015 gia đình tôi sản xuất vải theo quy trình VietGap, vải bán được giá, có đầu ra bao tiêu sản phẩm. Năm nay, làm theo quy trình VietGap, gia đình thu được khoảng 8 tấn vải/2 mẫu. Mọi năm trung bình giá bán từ 30.000-40.000 đồng/kg, giá năm nay dự tính cũng ổn định như vậy, dự tính năm nay sau khi trừ chi phí, thu nhập từ vải thiều đem lại cho gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng”, bà Anh nói.
Nói về quy trình trồng vải theo chuẩn VietGap của gia đình, ông Đỗ Văn Điều, xóm 2, thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà cho biết, đã ứng dụng VietGap cho vườn vải thiều từ 3 năm nay. Theo đó, khi áp dụng chuẩn VietGap, việc chăm sóc, phun thuốc cho vải được thực hiện bài bản, khoa học, không tự phát như trước kia. “Khi phun thuốc đã có danh mục cho phép nên hàng ngày phun loại thuốc gì đều được ghi chép vào sổ nhật ký một cách khoa học, tránh được tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật với mong muốn chất lượng quả vải tốt, bán được giá cao, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận”, ông Điều nói.
Nhiều tin vui về tiêu thụ
Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch huyện Thanh Hà cho biết, sau nhiều năm nỗ lực xây dựng chỉ dẫn địa lý, tập huấn, hướng dẫn bà con sản xuất theo quy trình VietGap, đến nay quả vải của Hải Dương đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng cho 13 vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, Úc và các nước EU với 132ha. Hiện người tiêu dùng có thể thực hiện việc truy xuất nguồn gốc bằng tem QR code cho sản phẩm vải của 25/25 xã huyện Thanh Hà với diện tích 3.865ha vải (vải sớm 1.300ha, vải thiều 2.565ha).
Trên quy mô tỉnh, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, về đầu ra cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà, hiện Công ty CP Thực phẩm XK Đồng Gia- DOVECO (Ninh Bình) cam kết sẽ thu mua 10.000 tấn vải cho tỉnh. Cùng với đó, nhiều DN cũng dự kiến xuất khẩu vải thiều Hải Dương với số lượng lớn. Điển hình như Công ty TNHH Hưng Việt (dự tính xuất đi Trung Quốc 1.000- 2.000 tấn); Công ty XNK Nông sản Thanh Hà (đã ký hợp đồng xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng 120 tấn; thị trường Anh, Úc, Pháp khoảng 45- 60 tấn; thị trường Thái Lan khoảng 50 tấn). Ngoài ra, vải Thanh Hà cũng sẽ được tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị lớn.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, theo Chủ tịch huyện Thanh Hà, việc tiêu thụ sản phẩm theo VietGap còn gặp nhiều khó khăn do thói quen tiêu dùng dễ dãi, người dân chưa hướng tới việc sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch, đặc biệt là các loại quả nông sản ăn tươi. Mặt khác, tình trạng trà trộn vải các nơi khác với vải thiều Thanh Hà, vải thiều đại trà với vải thiều VietGap, đã làm cho sản xuất vải thiều nói chung và sản xuất vải thiều theo VietGap nói riêng càng thêm khó.
Chưa kể, theo bà Nguyễn Thị Lan, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Hà, sản xuất vải thiều theo quy trình VietGap mất nhiều thời gian, công sức hơn so với sản xuất bình thường. “Ban đầu, khi triển khai quy trình này trên cây vải, chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài kinh phí đầu tư cao hơn, tư duy của người dân cũng là những cản trở lớn, bởi bà con lâu nay chỉ quen với phương pháp canh tác truyền thống đơn giản. Tuy nhiên, với quyết tâm của UBND huyện, chúng tôi từng bước làm thành công ở diện hẹp và khi thấy có hiệu quả, tự người dân rủ nhau học sản xuất theo quy trình VietGap”, bà Lan cho biết thêm.
相关文章
随便看看