【kqbd nhật 2】Bộ KH&ĐT: Khẳng định vai trò nhạc trưởng trong phát triển kinh tế

时间:2025-01-26 08:51:51来源:88Point 作者:World Cup

bo khampdt khang dinh vai tro nhac truong trong phat trien kinh te

Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ KH&ĐT. Ảnh: H.A.

Nhiều kết quả tích cực

TheộKHampampĐTKhẳngđịnhvaitrònhạctrưởngtrongpháttriểnkinhtếkqbd nhật 2o Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, nhìn lại năm 2018, việc đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã cho thấy nền kinh tế đã có bước phát triển rất tích cực, từng bước củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước sự thay đổi của kinh tế thế giới.

“Trong thành tựu là chung này, ngành và cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những đóng góp quan trọng, tiếp tục khẳng định quyết tâm cải cách, đổi mới, vai trò nhạc trưởng trong công tác phối hợp, tham mưu tổng hợp về thể chế, cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo đó, ngành và cơ quan Bộ KH&ĐT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, làm tốt vai trò tham mưu tổng hợp chiến lược, phát huy được tinh thần cải cách, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quán triệt phương châm chủ đề của năm 2018 mà Chính phủ đã đề ra là “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và phương châm của ngành, của cơ quan là “tiên phong đổi mới, nắm bắt cơ hội”, đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng.

Mặc dù Bộ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng người đứng đầu Bộ KHĐT cho biết, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục triệt để hơn nữa.

Theo đó, kỷ luật, kỷ cương trong công tác chuyên môn, nhất là lĩnh vực đầu tư công đã được tăng cường, nhưng cần thực hiện nghiêm hơn nữa. Trách nhiệm trong công việc, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu ở các đơn vị đã được nâng lên, nhưng vẫn chưa thực sự toàn diện.

Tinh thần đổi mới, sáng tạo đã lan tỏa khắp toàn ngành, toàn cơ quan nhưng hiệu quả còn chưa cao. Công tác tham mưu thể chế, chính sách, pháp luật chuyển biến tích cực, nhưng tính bền vững còn chưa rõ nét, một số mặt chất lượng, hiệu quả cần được tiếp tục được trú trọng và quan tâm hơn không chỉ trong năm 2019 mà còn các năm tiếp theo.

Phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

Tại Hội nghị, báo cáo về kết quả năm 2018, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết, về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, Bộ tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế và xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được Chính phủ phân công.

Cụ thể gồm: hoàn thiện thể chế quản lý quy hoạch, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới về phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các nội dung liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số nội dung khác.

Về thông tin phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng cho biết, cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là một yếu tố quyết định tính khả thi của các giải pháp, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Bộ đã chỉ đạo nghiên cứu, thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển ngành Thống kê để cung cấp thông tin thống kê ngày càng đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan và minh bạch.

Về phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô, với vai trò Tổ trưởng Tổ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, Bộ đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình, diễn biến kinh tế thế giới và trong nước; lựa chọn, xác định đúng vấn đề cần đưa ra thảo luận và phối hợp; phân tích, đánh giá đầy đủ, dự báo chính xác hơn về các tác động đến kinh tế Việt Nam; từ đó kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao.

Nhiệm vụ còn nặng nề

Năm 2019, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; Ở trong nước, những tồn tại, bất cập nội tại của nền kinh tế tuy bước đầu được giải quyết nhưng vẫn cần nhiều thời gian để khắc phục.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề trọng tâm của năm 2019. Trước hết, Bộ trưởng yêu cầu phải tận dụng bằng được các cơ hội đem lại, dù là nhỏ nhất để phát triển bứt phá. Cụ thể là, đà tăng trưởng kinh tế tích cực đã có được 2 năm qua; Cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là về công nghệ, kỹ thuật, quản lý; Làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư toàn cầu dự báo tiếp tục chảy về khu vực năng động, trong đó, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn…

Hai là, kiên định mục tiêu, giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm hướng tới đạt được sự phát triển bứt phá không chỉ cho năm 2019 mà còn nhiều năm tiếp theo; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước có mức thu nhập trung bình cao, thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường, tiến bộ và công bằng về xã hội…

Thứ ba, toàn ngành và cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cấp, các ngành ra sức thi đua, nỗ lực triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đạt kết quả bứt phá trong tất cả các chính sách, giải pháp đã đề ra, tập trung một số bứt phá trọng tâm, gồm:

Phát triển bứt phá về lực lượng sản xuất; Gia tăng tốc độ bứt phá của tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng; Nhanh chóng hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới kết nối đổi mới sáng tạo; Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bứt phá của các cực tăng trưởng, các địa phương đầu tàu của cả nước, trọng tâm là hai thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; Cải thiện bứt phá hiệu quả quản trị nhà nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Nếu so sánh năm 2018 với năm 1989, quy mô GDP nước ta đã tăng trên 38 lần, GDP bình quân đầu người tăng 26 lần. Đây là một thành tựu đáng kể.

“Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu vẫn rất nghiêm trọng; bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng, các vấn đề về môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, hội nhập đặt ra nhiều thách thức. Chúng ta có lý do để lo lắng đối với mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 là GDP bình quân đầu người đạt 3.200 - 3.500 USD cũng như mục tiêu tầm nhìn đến năm 2035 là 10.000 USD/1 người”, Bộ trưởng nói.

Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2019 đối với ngành và Bộ KH&ĐT là rất nặng nề, đòi hỏi tất cả cán bộ, công chức, viên chức của ngành và cơ quan phải nỗ lực bứt phá, phát huy trí tuệ tập thể, tiếp tục cải cách, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là trong công tác tham mưu tổng hợp về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là thể hiện được vai trò là cơ quan thường trực của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

相关内容
推荐内容