发布时间:2025-01-10 00:11:59 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
OECD: Kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,ậptrunghoànthànhcácdựáncôngtrìnhtạođộnglựcchotăngtrưởngkinhtếnăkq adelaide united5% năm 2023 và 6,6% năm 2024 | |
Tập trung hơn nữa cho 3 động lực tăng trưởng "tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư" | |
IMF: Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,8% trong năm 2023 | |
ADB dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023 | |
Rà soát chính sách, nỗ lực tăng trưởng kinh tế bù đắp cho quý 1 |
Đầu tư công đóng vai trò then chốt
Việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án lớn có tác động sâu rộng, lan tỏa đến mọi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như kết nối liên tỉnh, liên vùng như các tuyến đường giao thông huyết mạch, các công trình thủy lợi, các dự án về năng lượng… Các dự án hoàn thành sẽ góp phần làm tăng thêm năng lực phục vụ cho nền kinh tế, giúp các đơn vị sản xuất giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó, các dự án, công trình phục vụ cho hoạt động logistics, vận tải, viễn thông, du lịch… do các doanh nghiệp ở nhiều ngành kinh tế đang triển khai thực hiện khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời góp phần củng cố cơ sở hạ tầng của đất nước giúp cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh và bền vững.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang “loay hoay” trong tắc nghẽn thị trường vốn như hiện nay thì đầu tư công đóng vai trò then chốt, nếu giải ngân được đầu tư công thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm gánh nặng vốn vào hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. Với khối lượng đầu tư công cần giải ngân trong năm 2023 rất lớn (gần 30 tỷ USD), nếu Việt Nam giải ngân hết, đầu tư công sẽ tạo đột phá mạnh cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 1% GDP.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2023, trên cả nước đã hoàn thành nhiều công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng, tăng cường năng lực sản xuất cho nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, ngành giao thông đã hoàn thành được nhiều tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng, điển hình là các tuyến đường cao tốc thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông như: Mai Sơn – Quốc lộ 45 (Ninh Bình, Thanh Hóa) dài 63,37 km; cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Đồng Nai, Bình Thuận) dài 99 km; hoàn thành bến cảng Việt Lào (bến số 3) cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) với công suất 45 triệu tấn/năm. Ngành sản xuất điện đã hoàn thành 8 dự án nhà máy điện và đưa vào vận hành, khai thác với tổng công suất 1348 MW. Trong đó, nổi bật là nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với công suất 1.200 MW…
Mới đây, các dự án thành phần Mai Sơn-QL45, Phan Thiết-Dầu Giây tại nút giao Phan Thiết, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã chính thức được thông xe góp phần tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Bộ GTVT. |
Khơi thông những “điểm nghẽn”
Dự kiến trong 2 tháng còn lại của quý 2/2023, một số dự án lớn thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ hoàn thành tạo năng lực mới cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, một số dự án lớn thuộc nguồn vốn đầu tư công cũng đang được tích cực triển khai thi công như: dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) đến hết tháng 4/2023 đạt 62,5% khối lượng công việc giai đoạn san nền; cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Ninh Thuận, Bình Thuận) đạt 46% khối lượng thi công; cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt (Nghệ An, Hà Tĩnh) đạt 32% khối lượng thi công; cao tốc Bến Lức – Long Thành (Đồng Nai) đạt 82% khối lượng thi công.
Để hoàn thành các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho rằng, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản,… vì một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.
Đồng thời, có các chính sách bình ổn giá nguyên nhiên vật liệu và giá các loại năng lượng ổn định; đơn giản hóa các thủ tục hành chính để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quy trình mở rộng sản xuất, hoàn tất các yêu cầu về thủ tục trong việc xây dựng nhà xưởng; ưu tiên tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và thiết bị hiện đại để thu hút đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp hữu hiệu để xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế…
相关文章
随便看看