88Point88Point

【hong kong vs uzbekistan】Thu hút FDI và phép thử Covid

Sản xuất tại Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam. nh: Đức Thanh

Phép thử Covid-19

Một ngày cuối năm 2020,útFDIvàphépthửhong kong vs uzbekistan giữa những hối hả, bận rộn để hoàn tất những công việc cuối cùng của năm, Công ty WHA Industrial Development PLC (Thái Lan) đã quyết định ký biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sẽ đầu tưhạ tầng 2 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, với quy mô 1.200 ha, vốn đầu tư khoảng 335 triệu USD.

“Việc ký kết MOU với UBND tỉnh Thanh Hóa đã góp phần khẳng định rằng, đây thực sự là một điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Điều này tạo nên một sự hợp lực lớn và là cơ hội cho WHA”, bà Jareeporn Jarukornsakul, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc WHA nói. Bà Jareeporn Jarukornsakul cũng nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây,  Việt Nam đã trở thành một cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng trong khu vực ASEAN.

Mới chỉ là MOU, còn cần thời gian và cơ sở pháp lý để hiện thực hóa kế hoạch này, nhưng rõ ràng, với việc quyết định đầu tư thêm 2 khu công nghiệp mới, sau khi đã đầu tư một khu công nghiệp quy mô 3.200 ha ở Nghệ An, WHA đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam.

Và hẳn nhiên, không phải chỉ có WHA. Thế nên, đó là lý do khiến bất động sảncông nghiệp đã trở thành một lĩnh vực “hot” trong năm 2020. “Hot” đến mức, nhiều địa phương vì sợ thiếu mặt bằng, đã liên tục đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc mở thêm các khu công nghiệp mới, đồng thời sửa đổi quy định về việc địa phương phải đạt tỷ lệ lấp đầy 60% mới được thành lập mới các khu công nghiệp.

Mọi việc bắt đầu từ “phép thử” Covid-19. Đó là khi đại dịch nổ ra, cả thế giới, đặc biệt là các tập đoàn lớn, mới “choàng tỉnh”, bởi bấy lâu, họ phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Làn sóng dịch chuyển vì thế đã bắt đầu và Việt Nam là một trong những địa điểm được ưu tiên lựa chọn. Covid-19 dường như đang mang đến nhiều hơn các cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, dù thực tế làn sóng dịch chuyển đầu tư đã bắt đầu xuất hiện trong vài năm gần đây, nhất là sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra và nó chỉ trở nên mạnh mẽ hơn sau khi xuất hiện Covid-19.

Vì vậy, bất chấp những tác động của Covid-19 khiến dòng đầu tư toàn cầu suy giảm tới 30-40%, như tính toán của UNCTAD, vốn đầu tư nước ngoài vẫn chảy vào Việt Nam. Tất nhiên, khó có thể đạt được như thời điểm trước khi có Covid-19, song Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng cho biết, xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì những gì Việt Nam đạt được (thu hút được 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ - PV) “tốt hơn nhiều quốc gia khác”, và điều này thể hiện “sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế”.

Ông Hoàng đã nhắc tới 3 điểm nhấn quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm Covid-19. Đó là vốn giải ngân tuy giảm (đạt 19,98 tỷ USD, giảm 2% so với năm ngoái), nhưng mức độ giảm ngày càng được cải thiện. Hơn thế, quan trọng là, vốn điều chỉnh lại tăng tới 10,6% so với cùng kỳ, đạt 6,4 tỷ USD.

Thêm nữa, mặc dù số dự ánmới, điều chỉnh vốn và cả số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ, nhưng mức độ giảm cũng đang được cải thiện.

Theo số liệu được ông Hoàng cung cấp, cùng với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 ở Việt Nam, số dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đều tăng lên trong các tháng cuối năm. Cụ thể, số dự án cấp mới trong quý IV/2020 tăng 9% so với quý trước đó. Số dự án điều chỉnh vốn cũng tăng lần lượt 26%, 18% và 45% so với các quý III, quý II và quý I năm 2020.

Rõ ràng, tình hình đã được cải thiện rất nhiều. “Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng”, ông Hoàng nói.

Chặn sóng Covid-19, đón sóng đầu tư

Giống như diễn biến của nền kinh tếtrong năm 2020, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2020 cũng trồi sụt thất thường. Covid-19 là lý do cơ bản nhất để giải thích cho điều này và đó là điều là dễ hiểu.

Nhưng điều thú vị là, sau tất cả, Việt Nam đang dần trở thành “thiên đường” sản xuất mới ở Đông Nam Á, đúng như nhận định của Hãng định giá thương hiệu Brand Finance (Anh), khi mà liên tiếp các nhà sản xuất nước ngoài đã chọn Việt Nam làm điểm đến. Hãng định giá này đã định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam lên tới 319 tỷ USD trong năm 2020, tăng 29% so với năm 2019 và đây là mức tăng rất mạnh, trái ngược với xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do Covid-19.

Với mức định giá này, Việt Nam đã được xếp hạng thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới, tăng 9 bậc so với năm 2019. Việc Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19, theo Brand Finance, là “thấp đáng kinh ngạc”. Cũng vì lý do đó, Việt Nam đang nổi lên là một trong những điểm đến sản xuất hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.

“Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư, đặc biệt, các doanh nghiệpMỹ đang muốn chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh những căng thẳng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, Brand Finance đánh giá.

Đúng là nhờ chặn sóng Covid-19 tốt, Việt Nam đang ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng. Đó cũng chính là lý do vì sao, không phải chỉ là 15 như thông tin được đưa ra cách đây ít lâu, mà theo Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Takio Yamada, đã có tới 37 doanh nghiệp Nhật Bản nhận sự hỗ trợ của Chính phủ để dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó, chỉ có 19 doanh nghiệp lựa chọn Thái Lan, một địa điểm đầu tư đang là “đối thủ cạnh tranh” lớn của Việt Nam.

Và không phải chỉ là đồn đoán nữa, Apple đang thực sự gia tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam, tất nhiên là thông qua các nhà sản xuất gia công, như Foxconn, Luxshare, Pegatron… Không như kỳ vọng, Apple sẽ chưa sản xuất iPhone tại Việt Nam, ngay cả MacBook và iPad cũng vậy, nhưng AirPods là có thật.

Hồi giữa năm 2020, hình ảnh những chiếc tai nghe AirPods với dòng chữ “Assembled in Vietnam” (lắp ráp tại Việt Nam) đã lan truyền trên mạng xã hội, trên các diễn đàn công nghệ. Vào thời điểm làn sóng đầu tư dịch chuyển đang nóng lên từng ngày, hình ảnh đó như một lời khẳng định mạnh mẽ về điểm đến Việt Nam. Và cũng rất thú vị, trong báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lần đầu tiên công bố những đóng góp của Goertek, đơn vị đang sản xuất AirPods tại Việt Nam.

Không chỉ có vậy, Pegatron cũng đang từng bước hiện thực hóa kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD tại Việt Nam, thông qua hai dự án 15 triệu USD và 481 triệu USD đã được cấp chứng nhận đầu tư. Foxconn đang tiếp tục gia tăng đầu tư vào Việt Nam và phía trước là dự án sản xuất smart TV cho một tên tuổi lớn của thế giới. Còn Luxshare cũng đang lên kế hoạch mở rộng nhà máy ở Nghệ An.

Trong khi đó, Intel, đại gia công nghệ đầu tiên dốc vốn vào Việt Nam và đã từng tạo “sóng” cách đây hơn 10 năm, vừa tuyên bố rằng, bắt đầu từ năm 2021, họ sẽ sản xuất tới 75% dòng chip 10nm tại Việt Nam.

Khi sóng Covid-19 được chặn, thì sóng đầu tư sẽ vào. Điều đáng mừng là, làn sóng này đang mang tới những nhà đầu tư có chất lượng, trong lĩnh vực công nghệ cao, đúng như chiến lược của Chính phủ Việt Nam.

Công xưởng sản xuất mới

Có một thông tin mà suốt cả năm 2020, ông Đỗ Nhất Hoàng luôn bí mật, dù thường xuyên khẳng định rằng, rất nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn mong muốn và cam kết đầu tư vào Việt Nam. Vì được phía đối tác yêu cầu giữ kín, nên ông Hoàng chỉ nhắc tới con số “hàng tỷ USD”.

Song những ngày cuối năm 2020, thông tin này đã được tiết lộ trong bản báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm thông tin về thu hút đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục, duy trì tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh và mở rộng dự án. Tất nhiên, hiện vẫn đang có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Con số được đề cập cụ thể, là đã có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có kế hoạch mở rộng đầu tư, đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiều đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, hơn 60 tập đoàn, doanh nghiệp đã có kết quả bước đầu trong triển khai đầu tư mới, mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Theo thông tin ban đầu, vốn đầu tư đăng ký của các dự án này sẽ hơn 60 tỷ USD, tức là hơn gấp đôi số vốn đầu tư mà Việt Nam thu hút được trong năm 2020.

“Đây là tín hiệu tốt, thể hiện các nhà đầu tư trên thế giới đang rất quan tâm đến Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Nếu tất cả các kế hoạch trên trở thành hiện thực, Việt Nam quả thực sẽ là “công xưởng” sản xuất mới. Nhưng thực tế, một bước sẽ không thể tới… thiên đường ngay. Muốn đạt được điều đó, Việt Nam còn phải chuẩn bị nhiều thứ.

Trước hết, hai thứ phải chuẩn bị, như lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: “Các địa phương phải làm ngay hai việc, một là mặt bằng cho phát triển sản xuất, hai là nguồn nhân lực để đón dòng đầu tư mới”.

Ngoài ra, năng lượng, hạ tầng cơ sở, môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn… cũng là điều luôn được nhắc đến trong thời gian gần đây.

Cùng với đó, điều mà ông Hoàng luôn khẳng định, Việt Nam còn phải chuẩn bị chiến lược thu hút đầu tư mới, với việc chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước… Sẽ có những chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội mang tính cạnh tranh quốc tế để thu hút các dự án lớn, quan trọng, các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia, nhưng cũng sẽ nói “không” với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

Đó là cách để Việt Nam thực sự trở thành công xưởng sản xuất mới của thế giới!

赞(7)
未经允许不得转载:>88Point » 【hong kong vs uzbekistan】Thu hút FDI và phép thử Covid