88Point

Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu NK qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.HTự chứng nhận xuất xứPhần nhận định trận lyon

【nhận định trận lyon】Hải quan TPHCM giải đáp nhiều vướng mắc về EVFTA cho doanh nghiệp

3943 5 0603 6 4035 img 1436
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu NK qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H

Tự chứng nhận xuất xứ

Phần nhiều câu hỏi của doanh nghiệp thắc mắc về tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX. Các doanh nghiệp cho biết, trường hợp doanh nghiệp mua hàng (nhập khẩu) từ đơn vị phân phối (không phải đơn vị sản xuất), hóa đơn bao gồm nhiều sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất châu Âu khác nhau, C/O như thế nào để được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA.

Giải đáp vướng mắc trên, Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn, ngày 21/8/2020, Tổng cục Hải quan có công văn số 5575/TCHQ-GSQL thông báo Liên minh châu Âu chính thức áp dụng tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX, đồng thời không áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT

Về nội dung tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu, đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu quy định tại Điều 24 Thông tư 11/2020/TT-BCT để thực hiện.

Cụ thể, căn cứ khoản 5. Điều 3 Thông tư 11/2020/TT-BCT “Nhà xuất khẩu” là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc người thực hiện thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu không nhất thiết là người bán hàng mà phát hành hóa đơn cho lô hàng (hóa đơn bên thứ ba). Người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi: Việt Nam có áp dụng cơ chế REX cho hoạt động tự chứng nhận xuất xứ theo quy định của EVFTA như phía châu Âu đã áp dụng hay không?

Liên quan đến vướng mắc, Cục Hải quan TPHCM cho biết, Bộ Công Thương đã có công văn số 812/XNK-XXHH ngày 31/7/2020 gửi các Hiệp hội ngành hàng và thương nhân xuất khẩu để hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ.

Theo đó, đối với lô hàng xuất khẩu của Việt Nam có trị giá không quá 6.000 euro, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư số 11/2020/TT-BCT, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ.

Việc tự chứng nhận xuất xứ được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 11/2020/TT-BCT. Sau khi thực hiện tự chứng nhận xuất xứ, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu do thương nhân tự chứng nhận xuất xứ trên www.ecosys.gov.vn theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Thông tư này.

Đối với các lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 euro, nhà xuất khẩu phải có C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quy trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 thực hiện tương tự các mẫu C/O hiện hành.

Giải đáp câu hỏi của Công ty TNHH GROZ-BECKERT Việt Nam đối với cách thể hiện khai báo xuất xứ đối với 1 lô hàng có nhiều mặt hàng, trong đó chỉ có một số mặt hàng có xuất xứ EU hoặc Việt Nam, Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn: Nếu lô hàng vừa có hàng hóa xuất xứ EU và không có xuất xứ EU, doanh nghiệp phải ghi xuất xứ cụ thể từng mặt hàng, đối với hàng hóa không phải EU vẫn phải khai xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại điểm 1.79 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC (Nhập mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) theo bảng mã UN/LOCODE - căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Về cách thể hiện lời văn khai báo xuất xứ trong trường hợp này Cục Hải quan TPHCM ghi nhận để báo cáo Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.

Giải đáp nhiều nội dung về mã số REX

Đối với mã số REX, các doanh nghiệp thắc mắc có thể áp dụng cả REX cho một số mã hàng và EVFTA cho các mã hàng khác cùng 1 thời điểm tùy thuộc vào cái nào được ưu đãi thuế nhiều hơn có được không?

Cục Hải quan TPHCM giải đáp, hiện nay, doanh nghiệp có mã số REX do VCCI cấp theo Thông tư 38/2018/TT-BCT để thực hiện ưu đã phổ cập GSP, trong khi đó để thực hiện Hiệp định EVFTA hàng Việt Nam xuất khẩu sẽ sử dụng chứng nhận xuất xứ mẫu EUR.1 hoặc tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu cho lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR.

Do đó mã số REX không thể thay thế cho chứng từ chứng nhận xuất xứ để thực hiện Hiệp định EVFTA, trường hợp để xác định mặt hàng theo GSP hay EVFTA có mức thuế ưu đãi hơn, Cục Hải quan TPHCM đề nghị doanh nghiệp căn cứ mã số, tên hàng hóa tra cứu biểu thuế có liên quan để quyết định.

Bên cạnh đó, một số vướng mắc phát sinh từ đặc thù nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp đã được Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn, mặt hàng Hanesbrands là may mặc, vậy yêu cầu cụ thể của vải chính và phụ liệu để đáp ứng được tiêu chí xuất xứ là như thế nào?

Giải đáp vướng mắc này, Cục Hải quan TPHCM cho rằng, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2020/TT-BCT, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tạo ra tại một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đó phải trải qua các công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Tương tự, Công ty TedisViệt Hà đặt câu hỏi, công ty nhập lô hàng mỹ phẩm trong đó hàng hóa có xuất xứ từ Pháp và hàng được giao đi từ Pháp. Tuy nhiên, người bán là công ty ở Hong Kong, không thuộc Liên minh châu Âu và không có REX no. để có chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Như vậy, làm thế nào để lô hàng được áp dụng ưu đãi thuế theo EVFTA?

Ngày 21/8/2020, Tổng cục Hải quan có công văn số 5575/TCHQ-GSQL thông báo Liên minh châu Âu chính thức áp dụng tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX, đồng thời không áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT.

Về nội dung tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu, đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu quy định tại Điều 24 Thông tư 11/2020/TT-BCT để thực hiện.

Căn cứ khoản 5. Điều 3 Thông tư 11/2020/TT-BCT “Nhà xuất khẩu” là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc người thực hiện thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu không nhất thiết là người bán hàng mà phát hành hóa đơn cho lô hàng (hóa đơn bên thứ ba). Người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA.

Như vậy, theo quy định chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX sẽ do doanh nghiệp có mã REX tại Pháp phát hành, đối với việc thể hiện trên chứng từ thương mại như thế nào để phù hợp với bộ chứng từ nhập khẩu thì Cục Hải quan TPHCM đang tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap