【báo bongdaplus】Con ôn luyện đến viêm dạ dày, phụ huynh mong bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10
Hà Nội:
Con ôn luyện đến viêm dạ dày,ônluyệnđếnviêmdạdàyphụhuynhmongbỏmônthithứvàolớbáo bongdaplus phụ huynh mong bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10
Quang Trường(Dân trí) - Lo ngại con mình phải học quá tải, phải chịu áp lực không cần thiết, nhiều phụ huynh mong muốn Hà Nội bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10.
Một vài năm gần đây, trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 THPT công lập tại Hà Nội, học sinh phải thi thêm môn thứ 4 ngoài 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Môn thi thứ tư thường được công bố vào tháng 3 hằng năm, được chọn ngẫu nhiên từ một trong các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Kỳ thi năm 2020 và năm 2022, Hà Nội bỏ môn thi thứ 4 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năm nay, nhiều phụ huynh đang lo ngại môn thi này quay trở lại tạo áp lực học tập lên con em mình.
Con học đến 1 giờ sáng khiến dạ dày xung huyết
Chị Phạm Thị Hằng - phụ huynh có con học tại Trường THCS & THPT M.V. Lômônôxốp (Mỹ Đình, Hà Nội) ủng hộ việc bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi vào lớp 10 để giảm áp lực học tập cho học sinh.
Theo chị Hằng, với chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh được lựa chọn tổ hợp môn theo định hướng nghề nghiệp dựa trên năng lực của mình.
"Chẳng hạn như con tôi có thế mạnh về xã hội, định hướng nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực xã hội trong tương lai thì con không nhất thiết phải học đều các môn tự nhiên. Quan trọng là con yêu thích, phát huy được thế mạnh, sự lựa chọn của mình để mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội.
Tôi tham gia vào một số diễn đàn phụ huynh, thấy có nhiều mẹ kể về con bị stress nặng khi phải ôn tập cật lực cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Có con học tới 1 giờ sáng khiến dạ dày bị xung huyết. Mẹ thức cùng con và kết quả là mẹ cũng "dính" luôn triệu chứng viêm dạ dày.
Hầu hết phụ huynh trong các diễn đàn mà tôi tham gia đều mong muốn Hà Nội bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10", chị Hằng nói,
Phụ huynh này cho rằng, nếu Hà Nội vẫn quyết định cho học sinh thi môn thứ 4 thì cần triển khai theo hướng thuyết phục hơn. Chị đưa ra 2 phương án:
Thứ nhất, Sở GD&ĐT nên công bố sớm môn thi thứ 4 dựa theo phân ban. Chẳng hạn, học sinh theo khối xã hội sẽ thi thêm một môn xã hội, các em theo khối tự nhiên thì thi thêm môn tự nhiên.
Thứ hai,học sinh có thể được tự chọn thi thêm một môn mà các em yêu thích và thấy phù hợp với khả năng của mình.
Học sinh phải học "tủ" vài môn cho môn thi thứ 4
Quan sát con đi học, ôn thi vào lớp 10, chị Nguyễn Thị Thanh - phụ huynh có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Cầu Diễn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, con học với cường độ không khác gì thế hệ của chị ngày xưa ôn thi đại học, có quá nhiều áp lực.
Theo phụ huynh này, con chị dự định vừa thi trường chuyên, vừa thi vào các trường công lập. Bước sang học kỳ 2, con phải chuẩn bị tinh thần đón nhận môn thi thứ 4. Lượng kiến thức phải ôn tập là quá tải đối với con.
Chị Thanh cho biết, ở trường nơi con chị đang theo học, từ học kỳ 1, nhà trường cắt giảm chương trình học những môn khác để dành thời gian cho các em ôn dự phòng môn thi thứ 4 bằng 2 môn vật lý và hóa học. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn rằng môn thi thứ 4 sẽ rơi vào các môn học này.
"Vì phải ôn tập cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, dường như con không thể học đều tất cả các môn trong chương trình học, mà phải học lệch sang một số môn nhất định.
Dù môn thi thêm dưới hình thức trắc nghiệm nhưng càng thi trắc nghiệm thì con càng phải học nhiều. Những bạn chọn thi trường chuyên như con tôi rất áp lực, thậm chí còn không có đủ thời gian để tập trung cho những môn thi chính. Từ đó, con dễ có tâm lý học "tủ" đối với môn thi thứ 4", chị Thanh nói.
Chị Thanh nhớ lại, ngày xưa, chị chỉ phải thức đêm, thức hôm để ôn thi đại học. Nhưng hiện tại, con chị ôn thi vào lớp 10 đã phải học đến tận 12 giờ đêm, 5 giờ sáng thức dậy học tiếp thì mới có thể giải quyết hết bài tập ở lớp chính khóa và lớp học thêm, chưa nói đến việc mở rộng kiến thức.
Do phải học quá nhiều, thời điểm sau Tết Nguyên đán, con và nhiều bạn có biểu hiện mệt mỏi, buông bỏ việc học. Kết quả học tập đi theo "đồ thị hình Sin", lúc lên, lúc xuống.
Theo chị Thanh, mỗi tháng, con được nhà trường kiểm tra, đánh giá một lần. Kinh nghiệm của nhà trường là các con căn cứ vào kết quả này để chọn trường phù hợp với năng lực của mình.
Tuy nhiên, kết quả của học sinh qua các tháng không ổn định. Hết học kỳ 1 vừa qua, gần nửa số phụ huynh lớp rỉ tai nhau là nhằm giảm áp lực cho con, họ sẽ để con lựa chọn trường nghề, không thi cấp 3 nữa.
"Tôi tham khảo thì thấy các tỉnh, thành khác đều tổ chức cho học sinh thi 3 môn chính, chỉ có Hà Nội thi thêm môn thứ 4 với mục tiêu đánh giá học sinh toàn diện. Tuy nhiên, dưới góc độ phụ huynh, tôi thấy việc thi thêm một môn nữa cũng không đánh giá được gì nhiều. Nếu học sinh chỉ phải thi 3 môn thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho các con", chị Thanh nói.
Chị Hoàng Hồng có con học lớp 9 tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nêu quan điểm, việc học sinh Hà Nội phải thi thêm môn thứ 4, đặc biệt là Sở GD&ĐT không công bố môn thi từ đầu năm mà trước kỳ thi vài tháng mới thông báo là không hợp lý.
Cách làm đó khiến học sinh bị động, căng thẳng khi đã phải học rất vất vả lại phải nơm nớp lo xem sẽ thi thêm môn gì.
"Nếu môn thi thứ 4 là môn lịch sử, bắt buộc học sinh phải thi hằng năm thì tôi hoàn toàn đồng ý. Bởi vì lịch sử là môn học rất cần thiết với bất kỳ học sinh nào, dù các em có thiên hướng tự nhiên hay xã hội.
Nhưng nếu các con phải thi thêm một trong các môn còn lại thì rất khó để học sinh đang học khối tự nhiên quay sang học môn ở khối xã hội và ngược lại. Hơn nữa, kiến thức của môn thi thứ 4 không phục vụ nhiều cho cuộc sống sau này nếu các con không có thiên hướng về môn đó", chị Hồng nói.
Theo chị Hồng, con chị học tốt nên không vất vả nhiều trong việc ôn thi. Tuy nhiên, với những bạn có lực học vừa phải thì rất áp lực vì chỉ ôn tập các môn ngữ văn, toán, tiếng Anh đã đủ mệt rồi, thêm một môn thi không thuộc sở trường của mình thì càng khó khăn hơn.
"Môn thi thứ 4 vào lớp 10 gây gia tăng căng thẳng không cần thiết lên học sinh, nhất là khi các con mới ở độ tuổi 15, học tiếp lên cấp 3 là mong ước chính đáng. Có một nghịch lý là hiện nay, các con ôn thi tốt nghiệp THPT không áp lực nhiều bằng ôn thi vào lớp 10", chị Hồng chia sẻ.
Nêu quan điểm về vấn đề này, thầy Nguyễn Văn Dương - Giáo viên tại một trung tâm toán học ở quận Nam Từ Liêm cho rằng, kiến thức của 3 môn toán, ngữ văn và tiếng Anh đã được học sinh chuẩn bị suốt 4 năm học, riêng môn thi thứ 4 gần như là các con học cấp tốc, học "tủ".
"Nếu thi môn thứ 4, các con sẽ mất thêm khoảng thời gian để ôn và không đánh giá được đúng khả năng của mình. Hơn nữa, điều này còn gây ra sự rối ren trong quá trình xét tuyển. Ảnh hưởng trực tiếp đến nguyện vọng của thí sinh.
Tôi nghĩ hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng trượt cấp 3 vì môn thi thứ 4, như thế là không công bằng. Đặc biệt, việc chọn môn thi thêm bằng cách bốc thăm mang tính hên xui, đỏ đen và thiếu thuyết phục.
Sở thường công bố môn thi này khá gấp gáp khiến học sinh "nhao nhao" ôn luyện chỉ để thi cho xong, cho đạt một cách khiên cưỡng", thầy Dương nói.
相关文章
Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
Vụ phun trào được ghi nhận tại miệng núi lO2025-01-10Tìm giải pháp đa dạng nguồn thu cho cơ quan báo chí
Nếu chỉ phụ thuộc nhiều vào quảng cáo, các cơ quan báo chí sẽ luôn phải đối diện với nguy cơ sụt giả2025-01-10Phó Chủ tịch nước: Thanh Hóa sớm thực hiện thắng lợi “khát vọng thịnh vượng”
Với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh thi đua xây dựng tỉnh Th2025-01-10Ngành bao bì phát triển theo hướng xanh
Bên cạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn từ khách hàng, các doanh nghiệp (DN) ngành bao bì nỗ lực tìm k2025-01-10Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp Thứ trưởng Bộ2025-01-10Bản chất hai gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng cho bất động sản
Bản chất hai gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng cho bất động sảnHứa Phươ2025-01-10
最新评论