您现在的位置是:Thể thao >>正文

【kq bd duc hom nay】Mô hình trường học mới: Lấy học sinh làm trung tâm

Thể thao67人已围观

简介Quản lý lớp là Hội đồng tự quản học sinh do các em bầu ra và đảm nhiệm. Học sinh được tổ chức học th ...

Báo Cà MauQuản lý lớp là Hội đồng tự quản học sinh do các em bầu ra và đảm nhiệm. Học sinh được tổ chức học theo nhóm, tự học và trao đổi cùng với các công cụ phục vụ học tập như “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”. Đồng thời, mở nhiều hộp thư như: hộp thư “Bạn bè”, “Điều em muốn nói” cũng như trang trí lớp học để tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho học sinh. Đây là cách học theo mô hình trường học mới (VNEN), đã được triển khai thí điểm tại 14 trường tiểu học trong toàn tỉnh từ năm học 2012-2013 đến nay.

Quản lý lớp là Hội đồng tự quản học sinh do các em bầu ra và đảm nhiệm. Học sinh được tổ chức học theo nhóm, tự học và trao đổi cùng với các công cụ phục vụ học tập như “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”. Đồng thời, mở nhiều hộp thư như: hộp thư “Bạn bè”, “Điều em muốn nói” cũng như trang trí lớp học để tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho học sinh. Đây là cách học theo mô hình trường học mới (VNEN), đã được triển khai thí điểm tại 14 trường tiểu học trong toàn tỉnh từ năm học 2012-2013 đến nay.

Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết: “Ðiểm nổi bật của mô hình là sự đổi mới của quá trình sư phạm với việc học sinh tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học tại lớp. Thể hiện rõ nét ở hoạt động sư phạm, từ chỗ giáo viên giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học. Từ chỗ học sinh tiếp thu thụ động, sang tự học thông qua các hoạt động học. Học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, có kỹ năng làm việc nhóm, tự học, tự đánh giá và làm chủ quá trình học tập”.

Tính tương tác cao

Tiết học tiếng Việt theo VNEN của lớp 5A4, Trường Tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn được khởi động bằng những tiếng vỗ tay trong bài hát tập thể. Lớp học rộng rãi với bàn ghế được xếp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh ngồi đối diện nhau.

Học nhóm giúp học sinh chủ động, tích cực trong hoạt động học tập. (Trong ảnh: Tiết học theo mô hình VNEN của học sinh Trường Tiểu học 1, thị trấn Năm Căn).

Sau khi giáo viên giới thiệu bài học mới: “Bức tranh mùa thu”. Chủ tịch Hội đồng tự quản chủ động đề ra nhiệm vụ cho các nhóm để hoàn thành mục tiêu bài học (đã có trong sách giáo khoa) bằng cách bốc thăm và bắt đầu làm việc nhóm. Giờ học trở nên sôi nổi, tích cực với sự trao đổi, đưa ra ý kiến của thành viên mỗi nhóm. Chỉ đến khi “bí” quá, bạn nhóm trưởng mới phải báo hiệu cần sự trợ giúp của cô giáo.

Sau lời giảng giải vấn đề chưa hiểu từ giáo viên, nhóm tiến đến thống nhất thảo luận, và thực hiện kiểm tra chéo các nhóm khác, sau đó, đưa ra một số câu hỏi để củng cố kiến thức. Cứ như vậy, các mục tiêu của bài học dần được hoàn thành. Khi gần kết thúc tiết dạy, giáo viên dành thời gian để học sinh đặt những câu hỏi liên quan đến bài. Theo đó, có 2 học sinh trợ giúp cô giải đáp thắc mắc, một số vấn đề khó, cô giáo giảng giải kỹ hơn.

Ghi nhận từ tiết dạy cho thấy, học sinh đã biết cách tự học theo tài liệu hướng dẫn với sự hỗ trợ đúng lúc và kịp thời của giáo viên. Học sinh đã thể hiện được năng lực tự quản lý, điều hành hoạt động giáo dục, học tập của mình. Các phẩm chất tự giác, tự trọng, tôn trọng, trách nhiệm, tự tin, tích cực dần hình thành. Nhờ đó, không khí lớp học sinh động hơn, hoạt động học trở nên thoải mái, vui tươi hẳn so với cách học truyền thống.

“Là 1 trong 14 trường tiểu học thí điểm, sau 3 năm thực hiện, mô hình VNEN tại trường đã từng bước đi vào nền nếp và đạt hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng trong việc đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức lớp, đổi mới đánh giá. Ðiều đó cũng khẳng định được rằng GD&ÐT huyện Năm Căn đã có một bước đi vững chắc trong giai đoạn đầu triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD&ÐT theo tinh thần Nghị quyết 29”, ông Nguyễn Minh Luân nhận định.

Năm học 2014-2015, Phòng Giáo dục huyện Năm Căn tổ chức nhân rộng thêm 13 trường tiểu học về công tác tổ chức lớp học, xây dựng các góc học tập và trang trí lớp học. Năm học 2015-2016, có 2 trường THCS thực hiện VNEN, gồm: THCS Phan Ngọc Hiển và THCS thị trấn Năm Căn.

Tăng lượng lẫn chất

Tại Hội nghị Sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Mô hình VNEN, đại diện các trường tiểu học đang thực hiện VNEN đều khẳng định, sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này, bởi phương pháp sư phạm mới “lấy học sinh làm trung tâm” đã khẳng định tính ưu việt, thể hiện qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đạt cao và ổn định.

Ðơn cử như kết quả học tập của học sinh Trường Tiểu học Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, ở 2 năm học: 2012-2013 và 2013-2014, mỗi năm trường chỉ có 1 học sinh chưa hoàn thành; năm học 2014-2015, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Theo đó, năm học 2013-2014 và 2014-2015, đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh đạt 100%. Tại Trường Tiểu học 2 Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, cả 3 năm học thực hiện theo VNEN, 99,7% học sinh hoàn thành các môn học; hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất đạt 100%.

Năm học 2015-2016, tỉnh có thêm 1 trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN, nâng tổng số trường tham gia là 35 trường. Cũng trong năm học này, 17 trường THCS đăng ký áp dụng mô hình VNEN cho khối 6, với gần 2.000 học sinh tham gia.

Cô Tạ Thị Huế, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, phường 4, TP Cà Mau, cho hay: “Toàn trường có 6 lớp ở khối 6 với hơn 210 học sinh tham gia mô hình VNEN. Rất mừng vì phụ huynh các em đã nhiệt tình phối hợp với nhà trường trong việc bổ sung cơ sở vật chất trường học, đảm bảo chỗ ngồi cho các em học 2 buổi/ngày, tham gia trang trí lớp, ngoài ra, họ còn trực tiếp hướng dẫn con em thực hiện hoạt động ứng dụng tại nhà. Nhờ đó, mô hình VNEN triển khai khá thuận lợi”.

 “Mặc dù chỉ mới 3 tháng học tập theo mô hình, nhưng qua các tiết dự giờ và qua báo cáo của giáo viên đứng lớp, hiệu quả học tập của các em rất tốt, các em dần phát huy tính chủ động, sáng tạo, đặc biệt, học sinh yếu luôn được bạn bè, giáo viên quan tâm, giúp đỡ”, cô Tạ Thị Huế phấn khởi.

Tuy nhiên, khó khăn bước đầu của một số trường THCS khi áp dụng mô hình VNEN là điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học thiết kế theo phương pháp cũ nên chật hẹp. Việc bố trí lớp học, đồ dùng học tập đòi hỏi chi phí nhiều hơn so với lớp học bình thường. Lo ngại nhất là năng lực một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy, còn rập khuôn, khá lúng túng với phương pháp học tập nhóm. Do đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhà trường và cộng đồng tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện mô hình mới, thực hiện đổi mới cách dạy - học; đồng thời tổ chức tốt các chuyên đề về chuyên môn là rất cần thiết./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Tags:

相关文章