Hải quan Lạng Sơn kiểm soát chặt các lô hàng bách hóa tiêu dùng nhập khẩu | |
Đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra,ângcaonănglựckiểmsoátgỗnhậpkhẩuchoKiểmlâmvàHảkết quả bóng đá.com kiểm soát hải quan | |
Kiểm soát chặt nguồn gốc gỗ nhập khẩu để bảo vệ ngành gỗ |
Việc tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ Kiểm lâm và Hải quan, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc lâm sản có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm lộ trình thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. Ảnh: Internet |
Mỗi lớp tập huấn gồm khoảng 40 đại biểu đến từ các chi cục Hải quan và Kiểm lâm các tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số đơn vị liên quan.
Khoá học được tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ Kiểm lâm và Hải quan về các kiến thức liên quan đến quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu.
Cụ thể là về tình hình thương mại gỗ trên thế giới và ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, những quy định quốc tế liên quan đến gỗ hợp pháp; thông tin về Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU và những cam kết chính của Hiệp định.
Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; quy trình, thủ tục, hồ sơ hợp pháp đối với gỗ nhập khẩu theo cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT và Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; kỹ năng nhận biết về các loài gỗ nhập khẩu có rủi ro cao và cách phân biệt các loại gỗ nhập khẩu; các nguy cơ rủi ro gắn với xuất xứ vùng địa lý….
Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết, thời gian qua ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Trị giá xuất khẩu lâm sản tháng 9/2021 đạt 821 triệu USD, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 11,97 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ là 11,14 tỷ USD. Trong 9 tháng qua, toàn ngành cũng đã nhập khẩu khoảng 2,275 tỷ USD.
Đến nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế đã đem lại cho ngành những điều kiện thuận lợi nhất định, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp cho ngành chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu.
Bà Nguyễn Tuyết Trinh, Trưởng đại diện Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam nhận định, việc tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ Kiểm lâm và Hải quan, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc lâm sản có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm lộ trình thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT mà Việt Nam đã ký với EU.