Trên thị trường phái sinh phiên đầu tuần (21/6),áisinhCáchợpđồngtươnglairunglắckhámạlịch thi đấu bóng đá brazil hôm nay rung lắc mạnh là trạng thái chính của các hợp đồng tương lai. Các hợp đồng tương lai đều đóng cửa trong sắc đỏ, trái chiều với diễn biến của chỉ số cơ sở. Theo đó, các hợp đồng tương lai giảm từ -6,8 điểm đến -12,8 điểm; trong khi đó, chỉ số VN30 tăng +15,63 điểm. Hợp đồng tháng 7, VN30F2107 đóng cửa giảm -10,9 điểm, qua đó ghi nhận khoảng cách chênh lệch âm -4,29 điểm so với chỉ số cơ sở. Chênh lệch âm cũng là trạng thái chính của các hợp đồng còn lại, biên độ từ -14,8 đến -7,6 điểm. Khoảng cách chênh lệch âm là trạng thái chủ đạo cho thấy sự thận trọng của dòng tiền về thị trường cơ sở trong ngắn hạn. Thanh khoản thị trường phái sinh giảm nhẹ, do vận động của thị trường khiến nhà đầu tư khó khăn hơn trong việc tìm kiếm điểm mở vị thế đẹp, đặc biệt là với các nhà giao dịch theo ngày. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai giảm nhẹ -5,7%, về còn 200.004 hợp đồng. Giá trị giao dịch cũng giảm nhẹ, còn 29.730 tỷ đồng. Quy mô hợp đồng mở tiếp tục cải thiện so với phiên đáo hạn hợp đồng tháng 6, hiện đạt hơn 25.046 hợp đồng. Trên thị trường cơ sở, VN-Index chủ yếu vận động giằng co quanh tham chiếu trong ngày đầu tuần với sắc đỏ chiếm ưu thế. Sau nhịp tăng ấn tượng vào phiên cuối tuần trước, chỉ số quay lại với trạng thái thận trọng do ảnh hưởng từ thị trường châu Á. Nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán) quay trở lại với diễn biến hiệu chỉnh, trong đó VCB, BID, CTG ảnh hưởng nhiều nhất tới vận động của VN-Index. Ở chiều ngược lại, NVL tăng +5,8% trở thành cổ phiếu nâng đỡ nhiều nhất cho VN-Index, bên cạnh đóng góp của PLX, MSN, MWG. Thêm một phiên giao dịch, nhà đầu tư chứng kiến trạng thái đồng thuận tăng giá của nhóm dầu khí trong bối cảnh dầu Brent tăng tốt trong giờ giao dịch châu Á. Bên cạnh PLX và OIL với mức tăng +3,7% và +5,4%, các cổ phiếu PVS và BSR cũng cho mức sinh lời gần 2%. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE giảm nhẹ -2,4% về 724,9 triệu đơn vị trong khi tổng giá trị giao dịch đạt 22,3 nghìn tỷ đồng (-4,4%). Với riêng VN30, khối lượng khớp lệnh cải thiện +3,3% tuy nhiên vẫn duy trì ở mức thấp trong gần 2 tháng qua, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư về nhóm vốn hóa lớn. Khối ngoại bán ròng hơn 1 nghìn tỷ đồng trên HOSE. Theo SSI Research, chỉ số VN30 đang cho thấy tín hiệu tích cực trở lại và bước đầu cho tín hiệu về việc quay trở lại xu hướng tăng điểm. Chỉ số có khả năng sẽ kiểm lại vùng kháng cự 1.483 – 1.487 điểm trong các phiên tới, tuy nhiên trong bối cảnh thanh khoản chưa xác nhận cho nhịp hồi phục, trạng thái đi lên của chỉ số VN30 có thể sẽ không kéo dài./. Thái Duy |