当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【ulsan hyundai đấu với suwon city】Vụ xuất khẩu điều sang Italy: 30 container vẫn bị “giam” tiền đặt cọc

Toàn bộ container hạt điều nghi bị lừa đảo được trả lại quyền sở hữu
Doanh nghiệp “ngồi trên đống lửa” trước nguy cơ mất trắng lô điều nhân xuất khẩu sang Italia
Số tiền cọc rất lớn bị các hãng tàu giữ trong thời gian dài gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Ảnh: N.H
Số tiền cọc rất lớn bị các hãng tàu giữ trong thời gian dài gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Ảnh: N.H

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực, Trưởng ban Kiểm tra Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã thông tin như vậy tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngành điều 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, trong số 74 container điều nhân đã giao hàng xuống tàu để xuất khẩu đi Italy, có 39 container doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ bộ chứng từ gốc. Thương vụ Việt Nam tại Italy đã phối hợp với các nhà xuất khẩu và công ty luật làm việc với các cơ quan của Italy để không phong tỏa các container này. Đồng thời làm việc với các hãng tàu để họ cho phép đổi tên người nhận hàng mới, trả hàng về Việt Nam.

Với 35 container bị mất bộ chứng từ gốc, các hãng tàu đã yêu cầu nhà xuất khẩu phải nộp đặt cọc, bảo lãnh từ 110 – 150% giá trị lô hàng trong thời gian từ 2 đến 6 năm mới cho phép đổi tên người nhận hàng hoặc trả lại về Việt Nam. Khi đó, các doanh nghiệp và Vinacas đã nỗ lực đàm phám theo hướng chỉ dùng bảo lãnh ngân hàng cho 100% cho đến khi có phán quyết của tòa án, nhưng các hãng tàu không đồng ý.

Đến nay có 30 container đã được đưa về Việt Nam hoặc bán cho người mua mới tại Italy và nước khác. Với 5 container còn nằm tại cảng Italy, ngày 27/5, Tòa án Dân sự Larino và Công tố thành phố Napoli đã ra phán quyết trả lại quyền sở hữu của 3 container nằm trong phạm vi tố tụng của tòa này. Tiếp đó, ngày 15/6 và 16/6, Cảnh sát Kinh Tài Napoli và Cảnh sát Quân đội cảng Genova đã ra quyết định trả 2 container cuối cùng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 30 container của 3 công ty đã được các hãng tàu trả lại Việt Nam hoặc bán cho người mua mới tại Italy và nước khác nhưng các hãng tàu đang giữ tiền đặt cọc, bao lãnh với thời hạn từ 18 tháng đến 6 năm. Điều này gây nhiều thiệt hại tài chính và khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Bạch Khánh Nhựt cho biết, Vinacas sẽ hỗ trợ Thương vụ Việt Nam tại Italy, luật sư của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp tiếp tục đôn đốc, thực hiện các thủ tục pháp lý để các Tòa án Dân sự, Tòa Hình sự, Viện Công tố, Cảnh sát Kinh Tài và Cảnh sát Quân đội của Italy tiếp tục ra phán quyết cuối cùng có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi có phán quyết của tòa án về tất cả các container này là bị lừa đảo và chứng minh tính hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam thì các hãng tàu sẽ trả tiền lại.

Bên cạnh đó, Vinacas sẽ xúc tiến lại các hoạt động để cơ quan chức năng xem xét lại tính pháp lý, trách nhiệm của Công ty môi giới Kim Hạnh Việt trong vụ việc này, bao gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hai cho các DN VN đã gánh chịu khi thực hiện hợp đồng với nhà môi giới Kim Hạnh Việt.

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Vinacas cũng đánh giá vụ việc xuất khẩu điều nhân sang Italy vừa qua là bài học rất quý đối với các doanh nghiệp điều của Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn nhà môi giới. “Sự việc vừa rồi đã phải phiền tới Thủ tướng, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành phải vào cuộc ngay lập tức, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng rất nhiệt tình phối hợp” – ông Công thông tin.

Dù đã lấy lại được toàn bộ hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp cũng vẫn chịu thiệt hại lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang bị hãng tàu giữ tiền cọc. “Hàng trăm tỷ bị giữ tại các hãng tàu, chỉ tíng riêng tiền lãi ngân hàng cũng là một số tiền rất lớn” – ông Công nhấn mạnh.

Bên cạnh khoản tiền cọc đang bị các hãng tàu giữ, các doanh nghiệp còn chịu thiệt hại do lô hàng bán lại với giá rẻ hơn ban đầu và các chi phí lưu kho, lưu bãi trong thời gian vụ việc được xử lý.

Liên quan tới nhà môi giới Kim Hạnh Việt (doanh nghiệp đã môi giới cho các doanh nghiệp điều Việt Nam trong vụ xuất khẩu đi Italia vừa qua), ông Công thông tin, cơ quan Công an Việt Nam, Interpol và cảnh sát Mỹ (do chủ Công ty Kim Hạnh Việt là người quốc tịch Mỹ, gốc Việt) đều đã vào cuộc điều tra. Nhưng hiện kết quả vẫn chưa được công bố.

分享到: