“Những tên lửa vác vai Stinger của chúng tôi sẽ được gửi cho Ukraine sớm nhất có thể. Latvia đã phản hồi yêu cầu của Kiev về những khí tài phòng không,ênlửaphòngkhôngLatviasắpchuyểnchoUkrainenguyhiểmtớiđânhận định trận porto thông qua quyết định chuyển hết số tên lửa Stinger mà chúng tôi có. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để việc chuyển giao diễn ra nhanh nhất có thể”, trang quân sự Mil.in.ua dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Inara Murniece nói hôm 22/4.
Theo Mil.in.ua, FIM-92 Stinger là tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) được tập đoàn General Dynamics của Mỹ chế tạo và đưa vào biên chế trong quân đội nước này từ năm 1981. Với đơn giá 38.000 USD/tên lửa, vũ khí này đã được xuất khẩu sang hàng chục quốc gia.
Ống phóng của FIM-92 Stinger nặng 15kg, trong đó tên lửa nặng 10,1kg. Chiều dài của quả tên lửa là 1,52m; đường kính 7cm. Do có trọng lượng nhẹ, nên Stinger có thể được binh sĩ sử dụng thuận tiện. Trong một số trường hợp, quân đội Mỹ đã cho lắp tên lửa Stinger lên các xe chiến đấu Humvee để hỗ trợ phòng không khi tác chiến.
Stinger sử dụng hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại (Infrared homing), nên nó có thể bắn hạ mục tiêu đối phương ở khoảng cách 4-8km với độ cao 3,5-3,8km. Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị chế độ phân biệt bạn-thù, nên khả năng máy bay Mỹ bị trúng “hỏa lực thân thiện” (Friendly fire) cũng giảm xuống mức tối đa.
Theo Tạp chí phố Wall, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng chuyển cho lực lượng Mujahideen ở Afghanistan khoảng 2.300 tên lửa Stinger vào giữa thập niên 1980. Với tỷ lệ bắn trúng lên tới 80%, Stinger đã hạ gục nhiều chiến cơ khi tham chiến tại đây.
>>Xem thêm tin quân sự mới nhất trên báo VietNamNet
Ukraine áp lệnh trừng phạt với Nga, kêu gọi đồng minh vượt ‘lằn ranh đỏ’Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số tổ chức của Nga, bao gồm các đảng chính trị.