当前位置:首页 > Cúp C1 > 【hà lan vs pháp】Ngành Tài chính: Cải cách là yếu tố then chốt để phòng chống tham nhũng

【hà lan vs pháp】Ngành Tài chính: Cải cách là yếu tố then chốt để phòng chống tham nhũng

2025-01-12 23:08:24 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

nganh tai chinh cai cach la yeu to then chot de phong chong tham nhung

Hạn chế sự tiếp xúc với người dân và DN là giải pháp tối ưu để PCTN trong các đơn vị tài chính. Ảnh: H.V.

Xử lý 1.238 công chức vi phạm

Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với một số vị trí nhạy cảm,ànhTàichínhCảicáchlàyếutốthenchốtđểphòngchốngthamnhũhà lan vs pháp có nguy cơ tham nhũng cao được thực hiện thường xuyên. Toàn Ngành đã thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 7.005 người, chủ yếu là chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc. Đồng thời, tích cực rà soát, sửa đổi, xây dựng kịp thời các cơ chế chính sách, chế độ còn bất cập; xây dựng cơ chế, chính sách mới, góp phần phát triển KT-XH và PCTN, lãng phí.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2017, toàn Ngành đã tổ chức 427 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, học tập, quán triệt về chủ trương, đường lối của Đảng về PCTN với hơn 20.872 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về công tác PCTN.

Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong toàn ngành Tài chính được thực hiện tại 630 đơn vị (Tổng cục Thuế 355 cuộc; Tổng cục Hải quan 173 cuộc; Kho bạc Nhà nước 102 cuộc). Kết quả kiểm tra đã góp phần kịp thời phát hiện, chấn chỉnh công tác kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Hầu hết cán bộ, công chức ngành Tài chính nghiêm túc chấp hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, không có thái độ cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan.

Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền và tài sản cho nhà nước; chuyển hồ sơ các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tham nhũng sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định, đặc biệt trong lĩnh vực Thuế, Hải quan. Cơ quan Thuế đã chuyển sang cơ quan Công an 2.553 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm thuế. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 44 vụ việc; chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra, Quản lý thị trường, Kiểm lâm và UBND các tỉnh 48 vụ việc. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ cũng được thực hiện thường xuyên, góp phần kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường công tác quản lý và phục vụ PCTN. Qua kiểm tra nội bộ đã phát hiện, xử lý 1.238 công chức vi phạm quy trình, nghiệp vụ; trong đó kiểm điểm, rút kinh nghiệm 1.196 người, khiển trách 22 người, cảnh cáo 11 người, hạ bậc lương 3 người, cách chức 1 người, buộc thôi việc 5 người.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và các tổ chức, đoàn thể tham gia công tác PCTN. Các cơ quan báo chí, truyền thông đã tham gia phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; tham gia các cuộc khảo sát xã hội học liên quan đến công tác PCTN... Các tổ chức đoàn thể, cơ quan báo chí thuộc Bộ Tài chính đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, chủ trương của Đảng về PCTN.

Tạo chuyển biến trong nhận thức

Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, song, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Văn Vượng cho rằng: Công tác PCTN thời gian qua vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó là một số quy định của Luật PCTN và các văn bản dưới luật khi triển khai trong thực tiễn đã bộc lộ hạn chế như việc kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu; chuyển đổi vị trí công tác; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng còn vướng mắc. Hơn nữa, còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo công tác PCTN (chậm báo cáo so với thời hạn, nội dung báo cáo còn sơ sài, chưa đầy đủ theo quy định,...).

Năm 2018, tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp, mức độ vi phạm lớn. Chủ trương của Đảng, Nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, nhất là những vụ việc tham nhũng lớn đã được phát hiện cần xử lý nghiêm minh và công bố công khai. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính cũng đã vạch ra cho mình những giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này trong toàn Ngành.

Theo ông Vượng, trước tiên, các cấp phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong PCTN.

Bên cạnh đó là tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu PCTN, lãng phí. Nhất là các định mức, tiêu chuẩn, chế độ về quản lý, sử dụng NSNN, quản lý sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài chính doanh nghiệp,... Quan trọng nhất là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc; đẩy mạnh nộp thuế qua mạng, thực hiện hoàn thuế điện tử, kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác PCTN cần được gắn với kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực như quản lý ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thuế, hải quan..., đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Tài chính, nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý của từng đơn vị; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật được phát hiện.

Một việc nữa các đơn vị đã làm tốt và cần tiếp tục phát huy là duy trì, sử dụng có hiệu quả đường dây nóng để người đứng đầu nắm bắt và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong ngành; chỉ đạo xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng hoặc có biểu hiện tham nhũng trong các đơn vị thuộc Bộ.

Việc dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cần phải được triển khai tốt hơn bên cạnh việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện các quy định, quy trình, quy chế về công tác luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi, điều động, bổ nhiệm công chức, viên chức. Các đơn vị cũng cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, có đầy đủ bản lĩnh về chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp có trình độ chuyên môn sâu, sẵn sàng đáp ứng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Cuối cùng, tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các cơ quan chức năng khác như cơ quan Cảnh sát điều tra, Tòa án, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước... phát hiện sớm các trường hợp vi phạm về quản lý tài chính, quản lý tài sản, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để ngăn chặn, xử lý kịp thời.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读