Ảnh minh họa. Trước đó,ưathốngnhấtcáchquảnlýviệckiểmtrahiệusuấtnănglượngtốithiểkèo banh hom nay trong một văn bản trả lời Tổng cục Hải quan về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết: DN NK hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu suất năng lượng được nộp chứng từ kiểm tra, giám sát chuyên ngành về hiệu suất năng lượng sau khi thông quan; sau khi thông quan hàng hóa, DN phải chịu trách nhiệm nộp đầy đủ các chứng từ về hiệu suất năng lượng đúng thời hạn quy định của cơ quan Hải quan.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật Hải quan, thì thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc bộ hồ sơ hải quan được quy định như sau:
“Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng kí tờ khai hải quan”.
Tại Khoản 3 Điều 29 Luật Hải quan quy định: “Tờ khai hải quan đã đăng kí có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK được áp dụng tại thời điểm đăng kí tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế XK, thuế NK có quy định khác.”
Tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan cũng quy định chứng từ có liên quan thuộc bộ hồ sơ hải quan bao gồm: “Giấy phép XK, NK, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Căn cứ các quy định tại Luật Hải quan, các chứng từ có liên quan thuộc bộ hồ sơ hải quan (bao gồm văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành) phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan khi đăng kí tờ khai hải quan để làm cơ sở áp dụng chính sách quản lý hàng hóa và chính sách thuế tại thời điểm đăng kí tờ khia hải quan; không quy định việc nộp và thời hạn nộp chứng từ liên quan thuộc bộ hồ sơ hải quan sau khi thông quan như đề xuất trên của Bộ Công Thương. Do vậy đề xuất của Bộ Công Thương là không phù hợp với quy định của Luật Hải quan.
Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Công Thương về việc chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ thực hiện sau thông quan theo tinh thần các Nghị quyết 19/NQ-CP, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị phương án thực hiện đối với hàng hóa NK phải kiểm tra hiệu suất năng lượng như sau:
Đối với hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu, cơ quan Hải quan không yêu cầu DN phải nộp chứng từ liên quan đến kiểm tra, giám sát về hiệu suất năng lượng tại thời điểm đăng kí tờ khai hải quan hoặc sau thông quan, kể cả bản đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng có xác nhận của cơ quan chức năng do Bộ Công Thương chỉ định.
Phương thức quản lý trên không phải bỏ việc kiểm soát mức hiệu suất năng lượng tối thiểu mà chuyển việc kiểm soát sang giai đoạn sau khi thông quan hàng hóa. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công Thương giao các cơ quan quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường (Quản lý thị trường, Thanh tra…) kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật đối với hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu của DN. Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin cần thiết cho Bộ Công Thương khi có yêu cầu. |