【trận mu vs liverpool】Gặp gỡ bà mẹ trẻ ‘bỏ phố về quê’ xây dựng thương hiệu riêng làm sống lại những giá trị truyền thống
Với Phạm Thị Nhung (1989 – Ứng Hòa,ặpgỡbàmẹtrẻbỏphốvềquêxâydựngthươnghiệuriênglàmsốnglạinhữnggiátrịtruyềnthốtrận mu vs liverpool Hà Nội), chị cũng quyết định “bỏ phố về quê” trong vòng “một nốt nhạc” với hướng đi riêng và xây dựng lên thương hiệu Mộc từ những sản phẩm truyền thống đậm chất quê như các sản phẩm được chính tay chị làm từ bồ kết, hương nhu, vỏ bưởi, cỏ mần trầu, chanh, sả… Và những sản phẩm ấy liên tục “cháy hàng” được đông đảo mọi người đón nhận.
Cùng Chất lượng Việt Nam online (VietQ.vn) gặp gỡ bà mẹ trẻ Phạm Thị Nhung với quyết định “bỏ phố về quê” đầy táo bạo.
Pv:Quyết định và thực hiện "bỏ phố về quê" sau hơn 10 năm bám trụ tại thủ đô, đâu là lý do khiến chị quyết định nhanh như vậy?
Chị Phạm Thị Nhung: Đúng là tôi đã quyết định và thực hiện “bỏ phố về quê” chỉ trong vòng 1 tháng nhưng thực ra tôi đã nhen nhóm ý định này kể từ đợt nghỉ dịch COVID – 19 và cách ly toàn quốc lần 1 hồi giữa tháng 4/2020. Trong thời gian đó công ty giao việc cho tôi làm online tại nhà và vẫn trả lương đầy đủ. Khi ấy tôi chợt đặt ra câu hỏi “giữa thời đại 4.0, tại sao tôi lại không chọn làm việc online ở nhà nhỉ”. Khi ở thành phố, tôi phải đi thuê nhà với chi phí đắt đỏ, chưa kể các yếu tố như tắc đường, khói bụi, ô nhiễm không khí, cuộc sống quá vội vã... đều là những lý do khiến tôi muốn tìm cách “trốn chạy” khỏi thành phố.
Và thế là, tôi quyết định chuyển về quê với 2 lý do chính:
Đầu tiên là do ở thành phố tôi quá bận rộn, ít có thời gian dành cho con. Con gần như luôn trong tình trạng “đi sớm về muộn” so với các bạn. Rồi có nhiều lần con trai hỏi, “sao mẹ lúc nào cũng đón con muộn thế”. Tôi cảm thấy rất day dứt. Con gái năm nay 8 tuổi, việc đón con muộn như thế cũng khiến tôi không yên tâm. Chưa kể vì đi sớm về muộn nên con tan trường mẹ đón về nhà là lại quanh quẩn trong 4 bức tường chật hẹp của căn phòng trọ. Con thiếu không gian sống, chỉ có tivi làm bạn. Gần như ngày Chủ nhật mẹ nghỉ làm thì các con mới được ra bên ngoài để vui chơi.
Con gái đầu bị khiếm thính bẩm sinh, ban đầu tôi cố gắng bám trụ ở thủ đô vì muốn cho con được theo học trường chuyên biệt, nhưng vì quá bận rộn mà không có nhiều thời gian trò chuyện, dạy con học nên con không có nhiều tiến bộ. Sau khi về nhà được 3 tháng thì thấy con hoạt bát và tích cực nói nhiều hơn. Điều này khiến tôi cảm thấy hạnh phúc nhất.
Đặc biệt là tôi muốn về quê phát triển thêm mảng handmade để sau này có thể dạy lại cho con gái. Con vốn đã thiệt thòi, nên nếu con có 1 cái nghề thì sau này con có thể sống tốt dựa vào chính mình. Tôi cũng có nguyện vọng trong tương lai khi ổn định mọi thứ có thể mở lớp dạy nghề miễn phí cho các bé có hoàn cảnh giống như con mình. Để làm sao từ đây, các bé không may bị thiệt thòi sẽ tự làm ra những sản phẩm tốt, giá trị trước mắt là tự nuôi sống chính bản thân và sau đó sẽ truyền đi nghị lực và thông điệp để cho cộng đồng những người không may bị thiệt thòi.
Những nguyên liệu để làm nên sản phẩm handmade của mình đều được chị Nhung chọn lựa kĩ lưỡng.