Cổ phiếu ngân hàng gục ngã
Thị trường đang có hiện tượng luân chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu lớn và hôm hay,ổphiếulớnphânhókết quả trận konyaspor nhóm ngân hàng bị rút vốn mạnh mẽ, đẩy giá giảm đồng loạt.
VPB là cổ phiếu ngân hàng duy nhất còn tăng giá. Mã này đóng cửa trên tham chiếu 1,39% và đạt giá cao nhất kể từ khi niêm yết. Tuy nhiên VPB cũng vẫn chịu tác động chung của biến động giá nhóm ngành.
Cụ thể, từ mức tăng cao nhất 3,29%, VPB đã bị chốt lời mạnh trong những phút cuối phiên. Cổ phiếu này mất hơn một nửa mức tăng tốt nhất trong phiên. Vì giá đang ở mức cao nhất trong lịch sử niêm yết, nghĩa là các nhà đầu tư mua VPB kể từ khi lên sàn đều đã có lãi, chưa kể số mua ngoài thị trường OTC.
Toàn bộ các cổ phiếu ngân hàng kỳ cựu khác cũng giảm, nhiều mã giảm khá sâu: VCB giảm 0,76%, BID giảm 0,74%, MBB giảm 0,86%, CTG giảm 0,26%, STB giảm 0,43%, EIB giảm 0,42%, ACB giảm 0,63%, SHB giảm 1,22%.
Phần nhiều trong nhóm ngân hàng đã có mức tăng ngắn hạn khá tốt nên việc bị chốt lời cũng không có gì khó hiểu. Tuy nhiên cũng có vài mã như BID, EIB tăng không đáng kể. STB thậm chí còn đang thua lỗ nặng vài tuần nay. Trong khi đó VCB, MBB, ACB đang ở đỉnh giá khá cao.
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm là thiệt thòi lớn đối với VN-Index vì nhóm này thường tạo nhiều điểm số. Thêm nữa là 3 cổ phiếu rất lớn khác cũng giảm: BHN giảm 5,34%, PLX giảm 1,46% và VNM giảm 0,34%.
Trong 3 cổ phiếu lớn ngoài nhóm ngân hàng nói trên, VNM, PLX vẫn đang giao dịch yếu từ trước. Còn lại BHN cũng đang bị xả mạnh giống VCB. BHN đã nằm trong xu hướng điều chỉnh giảm sang phiên thứ 7, với mức giả khoảng 13%. Tuy nhiên điều chỉnh như vậy chưa là gì, vì chỉ từ đầu tháng 9 tới đỉnh, BHN đã tăng trên 75%.
Chỉ nhìn riêng trong nhóm blue-chips như rổ VN30 thì số mã giảm giá hôm nay lại nhiều hơn số tăng. Hiện tượng phân hóa là rất rõ ràng nên thị trường không có được sức mạnh tổng hợp từ nhóm này. Do đó VN-Index tăng điểm vẫn còn là tốt.
Quả thực nếu không có mức vốn hóa cực lớn của SAB, GAS hay MSN thì chỉ số phiên này chưa chắc đã tăng được. SAB tăng 1,6%, GAS tăng 1,03%, MSN tăng 3,06%. Đây là các cổ phiếu kéo chỉ số khỏe nhất lúc đóng cửa.
Dấu hiệu “xanh vỏ đỏ lòng”
Hiện tượng tăng điểm của VN-Index vẫn đang được dẫn dắt chủ yếu từ một số cổ phiếu lớn thay phiên nhau. Trong 5 phiên tăng điểm liên tục gần đây của chỉ số này, chỉ có 2 phiên cuối tuần trước là số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm. Kể từ đầu tuần này, phiên nào thị trường cũng có số mã giảm giá lớn hơn. Hôm nay bình quân cứ 1 mã giảm cũng chỉ có 0,85 mã tăng.
Tuy nhiên VN-Index vẫn cứ tăng, tạo ra tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”. Mặc dù điều này có thể lý giải từ hiện tượng phân hóa do nhà đầu tư quan tâm đến kết quả kinh doanh, nhưng thực chất thị trường ít chú ý đến điều này. Bằng chứng là các blue-chips kết quả tốt như VNM vẫn chưa thấy rục rịch tăng giá, trong khi nhiều mã đầu cơ làm ăn chẳng ra gì vẫn bốc lửa.
Một diễn biến cũng khác lạ nữa là mặc dù VN-Index tăng, nghĩa là thị trường đang đi lên, nhưng thanh khoản thiếu ổn định. Hôm qua giao dịch khá lớn nhưng hôm nay giá trị lại giảm khoảng 6% đối với các giao dịch khớp lệnh. Giá trị thỏa thuận tăng gần 4% do có NTP lại được khối ngoại trao tay hơn 9 triệu cổ, tương đương gần 666,1 tỷ đồng.
Thị trường hiện tại vẫn đang trong một xu thế tăng với VN-Index đang liên tục tạo đỉnh cao mới. Tuy nhiên cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lại tương đối khó khăn vì số cổ phiếu giảm giá hoặc đứng im lại chiếm áp đảo.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
3.203,1 tỷ đồng (-3%) | 136,9 triệu (-16%) | 452,5 tỷ đồng (-21%) | 34,4 triệu (-26%) |
Khánh Nhi