【keo nha cai bet 188】Không để bệnh truyền nhiễm bùng phát

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:46:54

Báo Cà Mau(CMO) Kể từ đầu tháng 10 đến nay, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện Cái Nước diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh và ổ dịch nhỏ tăng đột biến. Ngành y tế huyện đang đẩy mạnh công tác phòng chống, quyết tâm không để bệnh truyền nhiễm bùng phát thành dịch và lây lan trong cộng đồng.

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, trong tháng 10 đã ghi nhận 46 trường hợp bệnh sốt xuất huyết (SXH) và 22 ổ dịch nhỏ, tăng hơn so với 9 tháng đầu năm 2018. Nâng tổng số ca mắc bệnh SXH từ đầu năm đến nay lên 90 ca và 55 ổ dịch nhỏ. Đáng lưu ý, trong số 90 trường hợp mắc bệnh có 5 ca người lớn dương tính với bệnh SXH và 2 trường hợp liên tiếp mắc bệnh 2 lần.

Bác sĩ Đỗ Thanh Tú, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cái Nước, lý giải, bệnh SXH không loại trừ bất cứ ai, khi bị muỗi vằn đốt và truyền mầm bệnh, kể cả người lớn hay trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Vì vậy, dù gia đình không có trẻ em cũng không nên chủ quan với bệnh SXH, phải diệt muỗi, diệt lăng quăng tại hộ gia đình và phòng tránh muỗi đốt.

Hiện nay, bệnh SXH có 4 tuýp, khi bệnh nhân mắc bệnh tuýp 1 và được điều trị xong sẽ kháng được bệnh tuýp đó, nhưng vẫn có thể bị nhiễm bệnh SXH tuýp 2, 3 và 4. Do đó, một người có thể bị mắc bệnh SXH nhiều lần và nhiều tuýp khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp bệnh nhân liên tục mắc bệnh SXH 2 lần, có nghĩa bệnh nhân mắc 2 tuýp khác nhau, điều này cho thấy mầm bệnh SXH đang lưu hành trong cộng đồng song cùng một lúc 2 tuýp, nên số ca mắc bệnh liên tục tăng lên và có nguy cơ bùng phát rất lớn.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bệnh SXH.

Cùng với bệnh SXH, những ngày gần đây số ca mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng liên tục tăng nhanh, chỉ tính riêng trong tháng 10 có hơn 70 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 2 trường hợp nhiễm bệnh ở độ 2a và 2b, nhưng đã được điều trị khỏi nên không gây nguy hiểm đến sức khoẻ trẻ.

Bác sĩ CK1 Trần Thị Giang, quyền Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, cho biết, thời gian gần đây, số lượng trẻ mắc bệnh TCM tăng cao hơn so với trước, hiện Khoa Nhi đang tiếp nhận và điều trị trên 30 ca, có trẻ em ở huyện Cái Nước và các huyện lân cận. Nguyên nhân được xác định có khả năng là do vi rút đường ruột EV71 xuất hiện, dẫn đến số ca mắc bệnh TCM bùng phát nhanh. Cũng theo Bác sĩ CK1 Trần Thị Giang, khi vi rút đường ruột EV71 gây bệnh TCM hết sức nguy hiểm, bệnh tập trung nhiều ở độ 2a và 2b. Nhưng triệu chứng lâm sàng không biểu hiện bên ngoài da, mà chỉ nóng sốt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến gia đình bệnh nhân dễ nhầm lẫn với nóng sốt thông thường, nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ. Còn bệnh TCM ở độ 1 có triệu chứng rõ ràng hơn như: Miệng bị lở loét và tổn thương phần da ở bàn tay hoặc bàn chân, nên gia đình bệnh nhân dễ phát hiện và đưa trẻ đi điều trị.

Rõ ràng bệnh truyền nhiễm năm nay không đơn thuần như những năm trước, mà mầm bệnh có thể xuất hiện cùng một lúc cả 2 tuýp bệnh SXH và vi rút đường ruột EV71 bệnh TCM cũng phát sinh, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng động vào thời điểm cuối năm rất cao.

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp như hiện nay, ngành y tế huyện đang nỗ lực phòng chống bằng nhiều biện pháp. Trọng tâm là đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong trường học và cộng đồng. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hoá chất để xử lý kịp thời các ổ dịch nhỏ khi mới phát sinh và cơ số thuốc điều trị cho bệnh nhân khi nhập viện, quyết tâm không để bệnh truyền nhiễm bùng phát thành dịch lây lan trong cộng đồng vào dịp cuối năm./.

Việt Tiến

顶: 48踩: 2829