Fed tiếp tục nâng lãi suất,ãisuấtngânhàngvẫntrongxuhướngtăđá banh hôm qua Thủ tướng chỉ đạo đối sách phù hợp để kiểm soát lạm phát | |
Áp lực thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh | |
Bài toán điều hành lãi suất trước "làn sóng" thắt chặt chính sách tiền tệ |
Room tín dụng được nới sẽ gây áp lực tăng lên lãi suất huy động. Ảnh: Internet |
Lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 7,5%/năm
Từ đầu tháng 8, ACB đã thông báo điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi từ 0,3-0,8%/năm tùy gói sản phẩm. Trong khi cách đây 1 tháng, ngân hàng này cũng đã có một đợt điều chỉnh tăng đến 1%/năm lãi suất ở một số kỳ hạn.
Theo đó, với Gói tài lộc, lãi suất tiết kiệm ở ACB ghi nhận mức thấp nhất là 3,95%/năm và cao nhất là 6,5%/năm. Số tiền gửi từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng, khách hàng có thể tham gia gửi tại mọi kỳ hạn 1-36 tháng với khung lãi suất từ 4%/năm đến 6,5%/năm. Sản phẩm tiết kiệm “Chọn sống mới, trọn chất tôi” của ACB có lãi cuối kỳ dành cho khách hàng có nhu cầu gửi dài hạn với kỳ hạn từ 6-36 tháng với lãi suất từ 6-6,8%/năm.
Với hình thức gửi trực tuyến, ACB cũng điều chỉnh tăng 0,8%/năm cho kỳ hạn 6-9 tháng, lên mức 5,6%/năm. Nếu gửi online trên 500 triệu kỳ hạn 12 tháng, lãi suất được hưởng sẽ lên tới 6,2%/năm.
Cuối tuần qua, VPBank cũng đã thông báo tăng lãi suất huy động từ 0,1-0,5%/năm. Với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất có thể được hưởng là 6,7%/năm với điều kiện số tiền gửi trên 50 tỷ đồng và gửi ít nhất 36 tháng. Với hình thức gửi tiết kiệm online, mức lãi suất sẽ từ 3,4-7%/năm tùy kỳ hạn.
Trong khi đó, sau khi giữ ổn định suốt từ đầu năm đến nay, biểu lãi suất của Vietcombank đã có sự thay đổi trong tháng 8/2022. Cụ thể, Vietcombank đã điều chỉnh tăng thêm 0,1-0,2%, lãi suất tiết kiệm 12 tháng và 24 tháng của Vietcombank đều ở mức 5,6%/năm.
Như vậy, với lần điều chỉnh này, lãi suất huy động của Vietcombank đã lên mức tương đương với 3 ngân hàng trong nhóm “big 4” ngân hàng có vốn nhà nước. Trước đó, BIDV và Agribank cũng đã có động thái điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ 0,1% ở các kỳ hạn dài.
Ngoài ra, cũng trong thời gian này, Techcombank đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất ở một số kỳ hạn với mức tăng từ 0,1-0,5%, trong đó kỳ hạn 6 tháng điều chỉnh tăng tới 0,5% đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên mức 5,25%. HDBank cũng tăng 0,4-0,75%/năm lãi suất cho hầu hết các kỳ hạn khi gửi tại quầy, tăng 0,15-0,3%/năm với hình thức gửi trực tuyến.
MB cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn với mức điều chỉnh tăng từ 0,18-0,43%, trong đó kỳ hạn 6 tháng điều chỉnh tăng tới 0,43%, đưa lãi suất tăng lên 4,87%/năm. Kienlongbank cũng điều chỉnh lãi suất nhích thêm 0,2-0,6%/năm, đưa mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại KienlongBank đang là 7,2% cho kỳ hạn 24 tháng.
Hiện CBBank đang có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất. Theo biểu lãi suất từ tháng 8/2022, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại CBBank là 7,45%/năm, kỳ hạn 24 tháng là 7,5%/năm.
Hiện hữu áp lực tăng lãi suất
Với diễn biến tăng từng tháng của lãi suất huy động trong thời gian gần đây, tiền gửi trong dân cư đã đổ lại các ngân hàng. Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 5/2022 có gần 11,4 triệu tỷ đồng được các tổ chức kinh tế và dân cư gửi tại ngân hàng. Trong đó, tổng số dư tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt gần 5,569 triệu tỷ đồng, tăng 5,07% so với cuối năm 2021.
Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực nhận định, lãi suất huy động tăng cũng giúp hút bớt lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế để điều hướng nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng tương đối ổn, dù không được dồi dào như những năm vừa qua.
Tuy nhiên, áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu, nhất là nếu hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng tại các ngân hàng thương mại được nới thêm. Đồng thời, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, do quy định về hạ mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% trong 6 tháng cuối năm 2022.
Trong báo cáo vĩ mô triển vọng 6 tháng cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, định hướng xuyên suốt của NHNN vẫn là giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Mặc dù vậy, với tăng trưởng tín dụng có thể cao hơn so với cùng kỳ, lãi suất huy động chịu áp lực tăng; lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi những áp lực nhất định.
VCBS dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động được dự báo còn có thể tiếp tục tăng 100-150 điểm cơ bản trong cả năm 2022.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI cũng dự báo, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%. Trong năm 2023, SSI dự báo diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm.
Từ 1/8, Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức có hiệu lực. Theo quy định Thông tư mới, nếu khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi (loại tiền gửi có kỳ hạn) thì phần rút trước hạn sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn, phần tiền gửi còn lại sẽ được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng. Trong khi trước đây, khách không được rút một phần tiền gửi mà phải rút toàn bộ sổ tiết kiệm và chịu lãi suất tối đa bằng lãi không kỳ hạn. Theo nhiều đánh giá, quy định này giúp các ngân hàng thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, còn khách hàng được tối đa hóa lợi nhuận có được từ nguồn vốn nhàn rỗi. |