发布时间:2025-01-10 00:11:58 来源:88Point 作者:Thể thao
Tuy nhiên,ếtkếlạihệthốngxâydựngvàthựcthichínhsátỷ số 7m.com nếu có những cải cách đột phá, đặc biệt trong xây dựng và thực thi chính sách thì tham vọng tăng trưởng cao có thể trở thành hiện thực.
Chính sách tốt, kinh tế mạnh
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, với những khó khăn tồn tại của nền kinh tế như nợ xấu, nợ công, doanh nghiệp trong nước yếu kém, thị trường bị méo mó bởi các mệnh lệnh hành chính, nhóm lợi ích… sẽ rất khó để phá được “thế bí” về tăng trưởng hiện nay.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, khả năng tăng trưởng cao trên 6,5% vẫn có thể xảy ra nếu chúng ta thực hiện được những cải cách đột phá.
Theo phân tích của nhóm chuyên gia VEPR, tăng trưởng về vốn vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bứt phá nhờ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Khi đó, cải thiện môi trường kinh doanh, xóa bỏ các rào cản là những định hướng chính sách quan trọng nhất để thu hút, phát huy tối đa tác dụng của dòng vốn này. Điều này càng phải được nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công khá eo hẹp và tỷ lệ tiết kiệm nội địa trong nước đã đạt ngưỡng bão hòa.
Thêm vào đó, những cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng cổ phần hóa để phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn cũng cần phải được thực hiện gấp rút. Việt Nam đang tiêu tốn quá nhiều cho khu vực hành chính công bành trướng và kém hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ chi thường xuyên ở mức cao. Cần cải cách theo hướng tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao tỷ lệ tiết kiệm chính phủ, gia tăng nguồn lực được phân bổ đến khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt để có thể tăng trưởng bền vững là việc thiết kế lại hệ thống hoạch định và thực thi chính sách, giảm tình trạng cát cứ về chính sách và tình trạng tự phát, bầy đàn trong mô hình tăng trưởng giữa các địa phương.
GS.TS Kenichi Ohno - Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), Giám đốc Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) đã chỉ ra hai điểm yếu nghiêm trọng trong xây dựng chính sách ở Việt Nam là thiếu sự đóng góp của cộng đồng DN và thiếu sự hợp tác liên bộ trong thiết kế và thực thi. Có hơn 1.000 viện nghiên cứu trực thuộc các bộ, các cấp chính phủ nhưng hầu như các báo cáo và đề xuất đưa ra có chất lượng thấp. Kết quả là, hầu như rất ít chính sách được thực hiện đúng như mong đợi vì sự trì hoãn các văn bản hướng dẫn thi hành, hạn chế về kinh phí, nhân lực, trang thiết bị cần thiết, thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng DN, và thiếu khả năng, quyết tâm phối hợp từ các bộ, ngành có liên quan.
Đề xuất thành lập Hội đồng cạnh tranh quốc gia
Để có thể phá vỡ một hệ thống đã bị xơ cứng như vậy, GS Kenichi Ohno cho rằng, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, cần hình thành ba chủ thể có khả năng giúp cải cách thể chế trở thành hiện thực, bao gồm: Bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ và sáng suốt, một nhóm hoạch định chính sách kỹ trị mạnh đi liền với một Hội đồng Cạnh tranh quốc gia hữu hiệu, và phối hợp với các đối tác chiến lược nước ngoài có thiện chí và xây dựng.
Theo đó, GS Kenichi Ohno đề xuất một mô hình xây dựng chính sách kiểu mới, đi liền với sự cải cách hệ thống hành chính công, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mới của Việt Nam, giúp đất nước tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình và bẫy hội nhập quốc tế. Thêm vào đó, Việt Nam cần lựa chọn một ít lĩnh vực ưu tiên, nhưng tập trung, để hiện thực hoá ý chí của mình. Đó có thể là các lĩnh vực như nguồn nhân lực cho công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV), xây dựng công nghiệp hỗ trợ và các cụm công nghiệp đột phá. Về lĩnh vực này, hiện thời Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn nên tiếp tục vai trò thúc đẩy DNNVV và Bộ Công thương nỗ lực xúc tiến công nghiệp hỗ trợ. Về lâu dài, hai chức năng trên nên được sáp nhập dưới quyền của một bộ.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, với xu hướng hội nhập dồn dập tới đây, đã đến lúc Việt Nam không còn có thể tự lựa chọn tốc độ cải cách cho mình được nữa. Các cam kết hội nhập đã yêu cầu rất rõ về các tiêu chuẩn về minh bạch, cạnh tranh. Để giải quyết được những vấn đế này đều liên quan đến thể chế, “nếu thể chế không được, cải cách thì khó có thể thiết lập được nền tảng mới để tăng trưởng”, ông Lê Đăng Doanh đánh giá.
H.Y
相关文章
随便看看