欢迎来到88Point

88Point

【trận bilbao】Đề xuất gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất: Sự hỗ trợ, động viên kịp thời với cộng đồng DN

时间:2025-01-25 10:15:09 出处:Cúp C1阅读(143)

TheĐềxuấtgiahạnnộpthuếtiềnthuêđấtSựhỗtrợđộngviênkịpthờivớicộngđồ<strong>trận bilbao</strong>o các chuyên gia, doanh nghiệp cần tự cứu mình trước khi được hỗ trợ.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tự cứu mình trước khi được hỗ trợ.

Vì vậy sẽ có rất nhiều DN, HKD được thụ hưởng chính sách này, từ đó giúp DN, HKD có điều kiện khắc phục khó khăn trước tác động của dịch Covid-19. Đây là chia sẻ của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, nhằm hỗ trợ DN, HKD bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo ông, dự thảo nghị định khi được thông qua sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với DN, HKD trong bối cảnh hiện nay?

Ông Đinh Trọng Thịnh:Trước hết, tôi đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện nghiêm túc, kịp thời những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đề xuất những giải pháp hỗ trợ DN, trong bối cảnh các DN đang chịu ảnh hưởng rất nặng

nề bởi tác động của dịch Covid-19. Đồng thời, điều này cũng thể hiện những nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đồng hành, hỗ trợ DN ở những giai đoạn khó khăn và đây là những chính sách đang được cộng đồng DN, HKD rất mong chờ, trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất, tôi cho rằng, khi các chính sách này được ban hành sẽ có ý nghĩa, tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với DN.

&Ocirc;ng Đinh Trọng Thịnh
Ông Đinh Trọng Thịnh

Cụ thể, căn cứ vào đối tượng DN được thụ hưởng chính sách như quy định tại dự thảo nghị định cho thấy, tất cả DN nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa thì đều được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam, số lượng DN nhỏ và vừa chiếm đến khoảng 97% trên tổng số DN, trong nhóm này lại chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm đến khoảng xấp xỉ 93 - 94%. Như vậy, có thể thấy sẽ có một bộ phận rất lớn DN được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này. Ngoài ra còn có các HKD cũng thuộc đối tượng được gia hạn thời hạn tiền thuế.

Thêm vào đó, chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho DN cũng được bao phủ cho HKD, HKD hoạt động trong khá nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế từ nông, lâm nghiệp và thủy sản, một số ngành sản xuất, đến thương mại, vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, du lịch… Trên thực tế, quan sát tác động của dịch Covid-19 gần 3 tháng qua cho thấy, gần như mọi lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế đều bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng rất nặng nề như du lịch, vận tải, nông nghiệp…

Điều đó cho thấy, nếu như có các chính sách hỗ trợ giãn, chậm nộp tiền thuế thì DN sẽ có thêm một phần nguồn lực tài chính trước mắt để cân đối, tính toán phục vụ cho việc duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN… Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số tiền gia hạn dự kiến lên tới hơn 30.000 tỷ đồng là một sự hỗ trợ lớn cho DN.

PV: Cùng với gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng, còn có gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng và có ý kiến bày tỏ quan ngại việc tung hai gói hỗ trợ này liệu có làm tăng áp lực lạm phát. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Đinh Trọng Thịnh:Nhìn lại quá khứ, năm 2009, Việt Nam đã từng đưa ra những gói kích cầu kinh tế, trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các gói hỗ trợ khi đó là tiền mới từ ngân sách nhà nước được “bơm” vào nền kinh tế và các gói hỗ trợ này được đánh giá là không hiệu quả, gây nhiều hệ lụy về sau như tăng lạm phát, dòng vốn đổ vào một số lĩnh vực ít hiệu quả…

So sánh với các gói hỗ trợ mà Chính phủ đang triển khai trước tác động của dịch Covid-19 (gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng), về bản chất cả hai gói hỗ trợ này không phải là hình thức “bơm” tiền vào nền kinh tế. Trong đó, đối với gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng thông qua gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất, được hiểu là một phần ngân sách đáng ra phải thu ngay nhưng chưa thu vội, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch.

Còn gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng là sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng đối với DN thông qua việc cam kết cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn so với tín dụng thông thường và gói hỗ trợ trên nếu được giải ngân chắc chắn sẽ tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, nên không quan ngại về gây áp lực lạm phát. Như vậy, có thể khẳng định, các gói hỗ trợ này không gây áp lực về lạm phát.

PV: Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như giãn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, theo ông, bản thân các DN cũng cần có những giải pháp thích ứng như thế nào trước tác động của dịch Covid-19 như hiện nay?

Ông Đinh Trọng Thịnh:Thiên tai, dịch bệnh là những rủi ro mà nền kinh tế, DN khó có thể lường trước được. Tuy nhiên, càng trong hoàn cảnh khó khăn, những người chủ DN càng phải nỗ lực hơn gấp hai, gấp ba để “chèo lái” con thuyền DN của mình. Theo đó, DN cần phải kịp thời vạch ra nhiều kịch bản ứng phó theo từng giai đoạn diễn biến của dịch bệnh. Đơn cử, lấy ví dụ của ngành dệt may, da giầy, rất nhiều DN trong các ngành này chia sẻ họ chỉ đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho đến khoảng hết tháng 3/2020, do đó các DN này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phải tạm dừng hoạt động khi hết nguyên vật liệu và chưa có nguồn hàng thay thế.

Tuy nhiên, ngược lại cũng có không ít DN cho biết ngay từ khi dịch mới bùng phát họ đã chủ động tính toán đến các phương án tìm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế khi thị trường Trung Quốc bị đóng cửa. Do đó, họ có điều kiện để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh… So sánh như vậy để thấy, trong kinh doanh, DN nào càng chủ động, càng nhanh nhạy, kịp thời đưa ra những kế hoạch, chiến lược thì càng có khả năng ứng phó tốt khi có biến động xảy ra trên thị trường.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn, DN cần đẩy mạnh tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh để giảm thiểu tối đa chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN…

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, cùng với việc nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DN cũng cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe cho người lao động, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch… để đảm bảo không phát sinh, lây lan dịch bệnh tại DN khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN bị gián đoạn…

PV: Xin cảm ơn ông!

Diệu Thiện (thực hiện)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: