Vụ việc có dấu hiệu hình sự tăng 90% Theđiểmchốngbuônlậugianlậnthươngmạicuốinăsoi kèo club leono số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 9 tháng năm 2021, các lực lượng đã phát hiện 100 nghìn vụ việc, giảm gần 300% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những vụ việc phức tạp có dấu hiệu tội phạm, khởi tố lại tăng, với 1.615 vụ án khởi tố hình sự, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực phức tạp nhất chính là lĩnh vực thương mại điện tử. Các vụ việc vi phạm giảm do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và giãn cách xã hội ở một số địa phương; đồng thời do tăng cường kiểm soát biên giới cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng. Bà Đỗ Thị Minh Thuỷ - cán bộ thuộc Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, hàng giả xuất hiện trên thương mại điện tử rất nhanh. Ví dụ vừa qua, thuốc điều trị Covid-19 vừa chính thức đưa ra thị trường đã có ngay hàng giả. Các mặt hàng chủ yếu nổi lên là khẩu trang, thuốc điều trị Covid-19 và các thiết bị phục vụ phòng chống dịch, găng tay y tế đã qua sử dụng… Tình hình đặc biệt phức tạp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Không chỉ buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả mà tình trạng gian lận xuất xứ cũng diễn biến phức tạp thời gian qua. Ông Nguyễn Xuân Khương - cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nhiều doanh nghiệp tìm cách gian lận để hưởng ưu đãi thuế quan với xuất xứ hàng hoá Việt Nam. Hành động này khiến nhiều ngành sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ, bảo vệ nhà sản xuất trong nước, đảm bảo xuất xứ của Việt Nam. Từ năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị hướng dẫn và triển khai đồng bộ các giải pháp. Cơ quan hải quan chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ chủ động nghiên cứu văn bản quy định xuất xứ, xuất khẩu, nhập khẩu để xác định rủi ro cũng như các phương thức gian lận. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng thực hiện thu thập thông tin trong và ngoài nước, xác định mặt hàng, doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, giả mạo nhãn hiệu và rà soát giao dịch của một số công ty có kim ngạch cao bất thường để xử lý. Hoàn thiện chính sách còn bất cập, sơ hở Ban chỉ đạo 389 quốc gia nhận định, nền kinh tế được khôi phục hoạt động, nhiều khả năng hàng tồn, hàng kém chất lượng sẽ được đưa vào thị trường, có nguy cơ tẩy xóa hạn sử dụng; đồng thời vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề cần lưu tâm. Bởi vậy, việc phối hợp liên ngành để làm rõ thủ đoạn gian lận, vi phạm là hết sức quan trọng. Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo, yêu cầu Ban chỉ đạo 389 của các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới chuyển biến căn bản hơn, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, nhất là Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; nhất là các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và mặt hàng là vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng yêu cầu tập trung hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật, không để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với đó là việc quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e-mail đường dây nóng của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các cấp, bảo đảm thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, các lực lượng chức năng làm tốt công tác nghiệp vụ, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu khi Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, nhất là các lô hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa. Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề liên quan đến nhóm mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu và việc quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng.
|