【soi kèo chelsea vs crystal】Đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi về việc trang bị máy bay, tàu thuyền cho cảnh sát cơ động

时间:2025-01-11 20:56:54来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Tránh chồng lấn thẩm quyền,ĐạibiểuQuốchộithảoluậnsôinổivềviệctrangbịmáybaytàuthuyềnchocảnhsátcơđộsoi kèo chelsea vs crystal trách nhiệm giữa các lực lượng

Tại phiên thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật Cảnh sát cơ động nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, “ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng”, trong đó có lực lượng Cảnh sát cơ động. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh Cảnh sát cơ động.

Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) cho rằng, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ để khắc phục, tạo hành lang pháp lý để cảnh sát cơ động hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.

Về nội dung cụ thể, đại biểu đề nghị ban soạn thảo xem xét thêm việc xác định vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động. Theo đại biểu, quy định tại nội dung này dẫn tới sự chồng lấn xác định vị trí, chức năng của một số lực lượng khác đã được luật quy định như lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, lực lượng biên phòng Việt Nam…

Với việc xác định nhiều lực lượng là lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội dẫn tới việc không xác định lực lượng nào là lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở những địa bàn cụ thể như trên biển, khu vực biên giới và trong nội địa. Do vậy, đại biểu Phạm Đình Thanh đề nghị cần có quy định cụ thể trong Luật Cảnh sát cơ động để tránh tình trạng có sự chồng lấn về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các lực lượng nêu trên.

Đại biểu tranh luận về việc trang bị máy bay, tàu thuyền cho cảnh sát cơ động
Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu.

Từ điểm cầu Quảng Trị, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, lực lượng Cảnh sát cơ động phải tuân thủ nguyên tắc Luật Công an nhân dân, với tư cách là một bộ phận, một phần bên trong của lực lượng Công an nhân dân. Theo đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị cần làm rõ đặc điểm, tính đặc thù, khác biệt so với các lực lượng khác của Công an nhân dân và chỉ hướng đến những vấn đề có tính đặc thù chứ không quy định lại, trùng lắp với quy định mà pháp luật đã quy định với lực lượng Công an nhân dân. Đồng thời, xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát cơ động phải thống nhất, phù hợp với Luật Công an nhân dân cũng như các luật có liên quan khác nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.

Trang bị máy bay, đại biểu lo tốn kém

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng nêu ý kiến về một nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định về trang bị, phương tiện của Cảnh sát cơ động. Tại Khoản 2 Điều 21, dự thảo Luật quy định Cảnh sát cơ động được trang bị tàu bay, tàu thuyền. Theo đại biểu, đây là chính sách lớn, cần có báo cáo đánh giá tác động cụ thể và cân nhắc cẩn trọng.

Đại biểu băn khoăn liệu có nhất thiết phải mua sắm riêng cho lực lượng Cảnh sát cơ động thì họ mới thực hiện được nhiệm vụ? Mặt khác, việc trang bị tàu bay cho Cảnh sát cơ động thì có làm phát sinh xung đột với quản lý bay, làm phức tạp thêm hoạt động quản lý vùng trời của lực lượng Phòng không nhân dân hay không? Việc trang bị loại phương tiện này chắc chắn sẽ tiêu tốn nguồn lực quốc gia rất lớn, cần được quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Đất nước ta còn khó khăn, nhưng đã dành ưu tiên lớn đầu tư nguồn lực, trang bị cho các lực lượng vũ trang, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, cần phải quản lý và sử dụng có trách nhiệm, đại biểu lưu ý.

Với quan điểm này, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ vấn đề này để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời, đề nghị Bộ Công an có báo cáo Quốc hội biết về tình hình, hiệu quả hoạt động, những đóng góp của lực lượng Cảnh sát cơ động, kỵ binh đối với việc phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội vừa qua.

Tranh luận với ý kiến của đại biểu Hoàng Đức Thắng, từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng, Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất của công an trong việc chống khủng bố, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội, chống bạo loạn. Do vậy, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh nhấn mạnh, không thể vì tiết kiệm mà không cần trang bị cho lực lượng này tàu bay, tàu thủy. Nếu họ có thể ngăn chặn bạo loạn, khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia, cứu được người và xử lý những vấn đề quan trọng quốc gia thì không thể đo đếm được bằng tiền.

Liên hệ với kinh nghiệm quốc tế, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh khẳng định, lực lượng Cảnh sát cơ động là lực lượng cần trang bị hiện đại nhất. Đặc biệt ở nước ta cũng như thế giới, lực lượng này phát triển rất nhanh, nếu không phản ứng kịp thời thì chúng ta không thể theo kịp tình hình.

Từ điểm cầu Đồng Tháp, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu quan điểm, việc trang bị phương tiện tàu bay, tàu biển cho cảnh sát cơ động là không hợp lý. Vì lực lượng phòng không, không quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư đã có tàu bay và đã có tàu biển sẵn có, chúng ta có thể sử dụng lực lượng này, phương tiện kỹ thuật này khi cần thiết có sự phối hợp để thực hiện tổ chức.

“Quân đội sẵn sàng hỗ trợ tích cực, đắc lực cho lực lượng công an, lực lượng Cảnh sát cơ động khi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Nếu trang bị tàu bay, sân bay, tàu biển cho cảnh sát cơ động là rất tốn kém về ngân sách, phải là trang bị kỹ thuật, huấn luyện thường xuyên, rồi có sân bay, tàu bay riêng, mà mỗi chiếc máy bay, tàu bay, tàu biển đâu phải ít tiền”, đại biểu nêu ý kiến. Do đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị không nên trang bị, mà khi cần thiết sử dụng là sử dụng các phương tiện của quân đội sẽ hợp lý hơn, cần phải xem lại sao cho phù hợp với tính chất đặc thù của lực lượng công an hiện nay.

Không đồng tình quan điểm này, đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) cho rằng, không nên sử dụng các lực lượng, phương tiện tàu bay hiện có của các lực lượng quân đội để thực hiện nhiệm vụ. Điều này là không phù hợp vì nhiệm vụ chính của lực lượng Cảnh sát cơ động chủ yếu là thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự và các vụ việc mất an ninh, trật tự ở các địa phương, bạo loạn, khủng bố...

“Mặc dù kinh phí tốn kém nhưng lực lượng Cảnh sát cơ động phải tiến lên hiện đại, trước mắt thì có thể chúng ta chưa có đủ điều kiện bố trí, nhưng lâu dài chúng ta phải bố trí riêng cho lực lượng này để chủ động hơn trong các tình huống xảy ra”, đại biểu Đặng Hồng Sỹ nói./.

相关内容
推荐内容