【tỷ số cúp thổ nhĩ kỳ】Đẩy mạnh xuất khẩu và bình ổn giá gạo trong nước: Bộ Công Thương đã "vào cuộc" kịp thời
PGS.TS Ngô Trí Long: Bình ổn giá gạo trong nước có nỗ lực lớn của Bộ Công Thương Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo Bộ Công Thương đưa giải pháp xuất khẩu gạo bền vững |
Bộ Công Thương đã vào cuộc kịp thời
Trong 7 tháng qua,ĐẩymạnhxuấtkhẩuvàbìnhổngiágạotrongnướcBộCôngThươngđãquotvàocuộcquotkịpthờtỷ số cúp thổ nhĩ kỳ nước ta đã xuất khẩu hơn 4,83 triệu tấn lúa gạo, trị giá hơn 2 tỷ USD. So với những năm trước, con số này tăng khoảng 15-20%, tăng về cả giá trị lẫn sản lượng xuất khẩu.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú đánh giá cao Bộ Công Thương trong việc chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu và bình ổn giá gạo |
Đáng chú ý, những ngày gần đây, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 19/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 628 USD/tấn, gạo Thái Lan cùng loại có giá 618 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam là 618 USD/tấn, gạo cùng loại của Thái Lan có giá 561 USD/tấn. Như vậy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn của Thái Lan 10 USD/tấn, còn gạo 25% tấm của Việt Nam cao hơn 57 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang ở mức cao nhất thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, lúa gạo tăng giá, người nông dân sẽ rất vui mừng. Bởi giá bán lúa cũng được cải thiện, đời sống và thu nhập của nông dân sẽ tốt hơn. Từ đó, họ sẽ có thêm động lực để giữ đất, thâm canh sản xuất.
Việc các loại gạo chất lượng cao tăng giá cũng là động lực giúp người dân chủ động thay đổi sang các giống lúa chất lượng cao, từ đó cả chất và lượng của đầu ra lúa gạo được tăng lên. Điều này sẽ tạo tác động dây chuyền, giúp tăng giá gạo xuất khẩu. Bên cạnh người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng được lợi trước việc giá gạo tăng vì doanh thu, lợi nhuận từ xuất khẩu lúa gạo cũng tăng tương ứng.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui, điều lo ngại là là trên thị trường bắt đầu có hiện tượng thu mua gom lúa gạo để đầu cơ, chờ giá trục lợi. Đây là hành vi lợi dụng thị trường để đẩy cao giá lúa gạo một cách vô lý. Mặt hàng lúa gạo vốn chiếm phần lớn trong giá CPI. Chính vì vậy, việc kiểm soát tốt, không để giá gạo tăng đột biến sẽ góp phần kiểm soát Chỉ số CPI, không gây ảnh hưởng và xáo trộn đời sống người dân. Đặc biệt, gạo là mặt hàng thiết yếu, nếu bị tăng giá đột ngột sẽ làm nhiều mặt hàng khác tăng theo như bún, phở, các loại dịch vụ… khác.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia Vũ Vinh Phú đánh giá rất cao việc Bộ Công Thương liên tục đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải làm sao vừa tận dụng được cơ hội xuất khẩu gạo, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
“Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 07 với những giải pháp dài hơi, trong đó nhấn mạnh lại vấn đề này. Đây là biện pháp kịp thời của bộ quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu. Bởi nếu cứ chạy theo giá gạo tăng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Giả thiết đặt ra, nếu như Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngay lập tức gặp khó khi đã “ôm” hàng với giá cao”– ông Vũ Vinh Phú nêu rõ.
Đáng chú ý, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã liên tục vào cuộc để kiểm tra kiểm soát thị trường gạo. Điển hình như Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường Bến Tre đã khảo sát, tiến hành kiểm tra tại 06 hộ kinh doanh gạo trên địa bàn huyện Ba Tri và huyện Giồng Trôm, phát hiện vi phạm và tạm giữ trên 75 tấn gạo (gồm gạo phế và gạo trắng). Trong đó có 10 tấn gạo không có nhãn hàng hóa (không có nhãn gốc) và trên 65 tấn gạo có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Đội Quản lý thị trường số 1 đã xử lý các vụ việc trên với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 79.250.000 đồng, trị giá hàng hóa 850.000.000 đồng. Hiện các hộ kinh doanh đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong khi đó, tại Kiên Giang, ngày 17/8/2023, Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã tiến hành rà soát, giám sát 08 cơ sở kinh doanh mặt hàng gạo trên địa bàn thành phố Hà Tiên; đồng thời các hộ này đã ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt cam kết niêm yết giá.
Nhờ những khuyến cáo kịp thời và sự vào cuộc mạnh của Bộ Công Thương, một điều đáng mừng khác nữa là vừa qua, giá gạo bán ở thị trường nội địa đã không tăng quá cao.
Đưa Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu gạo thế giới
Về giải pháp dài hơi trong thời gian tới, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, giải pháp quan trọng hàng đầu là phải quy hoạch lại vùng trồng lúa để đảm bảo sản lượng một năm đạt 42 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn.
Đồng thời, chú trọng đặc biệt đến các loại gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ… vì đây đều là các sản phẩm các thị trường xuất khẩu lớn có nhu cầu cao. Đây cũng là giải pháp giúp gạo Việt Nam có thể tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết.
Bên cạnh đó, hiện nay, chi phí logistics của chúng ta đang cao hơn từ 17 – 20%, thậm chí gấp đôi so với các nước tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh, một rào cản vô hình đối với lúa gạo xuất khẩu. Do đó, cần phải tính toán lại chi phí vận chuyển logistics và các chi phí khác phục vụ cho xuất khẩu.
“Nói tóm lại chúng ta phải tìm cách hiệu quả nhất để nâng cao năng lực xuất khẩu lúa gạo trên ra thị trường quốc tế. Từ việc hoàn thiện chuỗi sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ cho tới hệ thống kho bãi, cảng biển xuất khẩu. Nghĩ xa hơn, chúng ta có thể tạo nên một nền công nghiệp xuất khẩu gạo. Thậm chí, biến Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu gạo của thế giới” – ông Vũ Vinh Phú kỳ vọng.
Trước bối cảnh diễn biến khó lường của thị trường thương mại gạo toàn cầu, đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 03/7/2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, Bộ Công Thương đã triển khai các nội dung sau: - Trước bối cảnh Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo, để góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có các Văn bản số 584/XNK-NS gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Văn bản số 585/XNK-NS gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị phối hợp triển khai một số nội dung liên quan: i) thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP trong đó thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước đồng thời báo cáo tình hình lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo quy định hiện hành; ii) chủ động bám sát tình hình thị thường thương mại toàn cầu để tổ chức phương án sản xuất, giao dịch đàm phán phù hợp, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. - Ngày 31/7, Bộ Công Thương có Công văn số 5024/BCT-XNK ngày 31/7/2023 gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam; Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo. Công văn nêu rõ, để góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước; đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội và Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo triển khai một số nội dung. Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước. Thứ hai,báo cáo tình hình lượng thóc, gạo tồn kho; tình hình ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐCP nêu trên. Thứ ba, chủ động theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo toàn cầu; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo trên thị trường trong nước và quốc tế; đề xuất giải pháp phù hợp với bộ, ngành liên quan. - Về cân đối cung cầu, bình ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, ngày 3/8/2023, Bộ Công Thương đã có văn bản số 5102/BCT-TTTN đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện trách nhiệm đã quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: i) chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo để đảm bảo cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm; ii) chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết. - Để công tác phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, ngày 4/8/2023, Hiệp hội Lương thực và các thương nhân, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, cùng thống nhất triển khai quyết liệt nhóm giải pháp để đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá lương thực trong nước và tạo thuận lợi, hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm. - Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại các địa phương để theo dõi sát tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước. - Ngày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay. |