当前位置:首页 > La liga > 【kết quả bóng đá dan mach】DNNN: Hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng tiềm năng

【kết quả bóng đá dan mach】DNNN: Hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng tiềm năng

2025-01-25 11:40:23 [Cúp C2] 来源:88Point

dnnn hieu qua kinh doanh chua tuong xung tiem nang

Đến hết năm 2010,ệuquảkinhdoanhchưatươngxứngtiềmnăkết quả bóng đá dan mach lỗ chênh lệch tỷ giá luỹ kế của EVN là 15.463 tỷ đồng. (Ảnh: ST)

Tài sản và vốn chủ sở hữu tăng cao

Báo cáo nêu rõ, mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng các TĐ, TCT nhà nước đã có nhiều cố gắng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có lãi (tuy không cao), bảo đảm việc làm, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2006, khi mới hình thành một số TĐ kinh tế, quy mô vốn chủ sở hữu của các TĐ, TCT là 317.647 tỷ đồng, đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của các TĐ, TCT là 653.166 tỷ đồng, bằng 204% so với năm 2006.

Năm 2007, nộp NSNN của các TĐ, TCT là 133.108 tỷ đồng, giảm 8 % so với thực hiện năm 2006. Năm 2008 nộp NSNN là 223.260 tỷ đồng. Năm 2009, là 189.991 tỷ đồng. Năm 2010, là 231.526 tỷ đồng, tăng 21 % so với thực hiện năm 2009.

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Tổng tài sản của các TĐ, TCT năm 2006 là 751.698 tỷ đồng, đến hết năm 2010, là 1.799.317 tỷ đồng, bằng 238 % so với năm 2006.

Về số nợ phải trả, theo quy định hiện hành, các TĐ, TCT được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình huy động vốn trên khả năng tài chính, nợ phải trả cần được tính trên vốn chủ sở hữu của các TĐ, TCT.

Tổng số nợ phải trả của các TĐ, TCT năm 2006 là 419.991 tỷ đồng, bình quân bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu, đến hết năm 2010 là 1.088.290 tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu.

Xét từng TĐ, TCT thì có 30 TĐ, TCT tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó: Có 7 TCT trên 10 lần; 9 TCT trên 5 - 10 lần; 14 TCT từ 3 - 5 lần.

Về kết quả sản xuất kinh doanh, năm 2007, doanh thu của các TĐ, TCT là 642.004 tỷ đồng, năm 2008 là 842.758 tỷ đồng, năm 2009 là 1.098.553 tỷ đồng, năm 2010 là 1.488.273 tỷ đồng, tăng 35 % so với thực hiện năm 2009. Năm 2007, lợi nhuận của các TĐ, TCT là 71.491 tỷ đồng, đến năm 2010 là 162.910 tỷ đồng.

Năm 2010 đầu tư ra ngoài ngành hơn 21.000 tỷ đồng

Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra một số nguyên nhân như do công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường, khủng hoảng về tài chính toàn cầu… khiến một số TĐ, TCT vài năm trở lại đây kinh doanh thua lỗ. Ví dụ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nếu tính đúng theo quy định thì từ năm 2008 đến nay kết quả kinh doanh của EVN năm nào cũng lỗ, nguyên nhân chính do chênh lệch tỷ giá. Tính đến 31-12-2010 EVN chưa phân bổ được vào chi phí sản xuất kinh doanh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá luỹ kế là 15.463 tỷ đồng.

Về đầu tư vào một số lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính, Báo cáo nêu, giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng là: Năm 2006 (6.114 tỷ đồng); Năm 2007 (14.441 tỷ đồng); Năm 2008 (19.840 tỷ đồng); Năm 2009 (14.991 tỷ đồng) và cao nhất, năm 2010 (21.814 tỷ đồng).

Đầu tư ngoài ngành của các TĐ, TCT ngày càng tăng qua các năm. Tính riêng năm 2010, đầu tư của các TĐ, TCT cao nhất là vào lĩnh vực ngân hàng với 10.128 tỷ đồng, tiếp đến là lĩnh vực bất động sản với 5.379 tỷ đồng, lĩnh vực chứng khoán là 3.576 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số TĐ, TCT khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ như: TĐ Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam; TCT Giấy Việt Nam; TĐ Cao su Việt Nam; TCT Lương thực miền Nam. Tuy đều trong các giới hạn quy định, nhưng đã làm phân tán nguồn lực, nhất là vào các lĩnh vực trên vẫn chứa đựng nhiều rủi ro.

Tái cơ cấu theo hướng minh bạch, hiệu quả

Bắt đầu từ năm nay, sẽ thực hiện tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các TĐ, TCT nhà nước theo hướng xác định đúng vai trò của DNNN, đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính. Ngoài ra, sắp xếp và tái cơ cấu từng TĐ, TCT nhà nước theo hướng tăng cường minh bạch, hiệu quả, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, từ nay đến năm 2015 các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách như: Nghị định của Chính phủ về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định về tổ chức, hoạt động của TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Tính đến tháng 11-2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 32 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, TĐ, TCT nhà nước. Sau đó, Bộ đã hoàn thành phương án phê duyệt đối với các đơn vị còn lại.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đã xây dựng Đề án Tái cấu trúc DNNN trình Chính phủ để triển khai từ quý II năm 2012.

Các quy định trên sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các TĐ, TCT nhà nước, các doanh nghiệp an ninh, quốc phòng, cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Minh Anh

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读