(HG) - Theệuquảvớimhnhtrồngnấmrơmtheohợpđồnhận định trận thái lano thống kê của ngành chuyên môn, huyện Phụng Hiệp hiện có khoảng 10ha mặt đất trồng nấm rơm, tập trung ở các xã Thạnh Hòa, Tân Long, Phương Phú, Hòa An và thị trấn Kinh Cùng. Trong đó, khoảng 60% diện tích, nông dân liên kết với thương lái để nhận tiền đầu tư và bao tiêu sản lượng nấm. Nấm rơm trồng theo hình thức liên kết với thương lái được tuyển chọn với chất lượng cao hơn so với nấm bán tại chợ ở địa phương. Theo ông Nguyễn Văn Nâu, nông hộ nhiều năm trồng nấm rơm ở xã Hòa An, cho biết trước đây gia đình ông trồng nấm rơm chủ yếu bán ở chợ, có thời điểm giá rất cao, nhưng cũng có lúc rất thấp. Nhưng khoảng 2 năm nay, khi liên kết với thương lái ở địa phương, được cho mượn vốn để mua rơm và meo nấm, đồng thời thu mua hết sản lượng nấm làm ra, với giá cả được hợp đồng từ trước, nên lợi nhuận ổn định và an tâm sản xuất. Nấm rơm được sản xuất theo hình thức này, chủ yếu được các thương lái thu gom rồi đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành khác, nên giá thu mua cao hơn từ 5.000-10.000 đồng/kg so với bán tại chợ ở địa phương. Tuy nhiên, nhà vườn phải đảm bảo nấm thu hoạch đúng thời điểm với sản lượng và chất lượng được ký kết ban đầu. Tin, ảnh: QUỐC THỊNH |