【kqbd hull city】Hơn 1.400 tỷ xây dựng cảng biển Cà Ná và cơ chế cho Khu kinh tế Vân Phong

时间:2025-01-12 09:39:21 来源:88Point

Thanh Hóa: Giải ngân vốn đầu tưcông các dự ánchương trình 30a quá chậm

Dù đã gần hết 8 tháng,ơntỷxâydựngcảngbiểnCàNávàcơchếchoKhukinhtếVâkqbd hull city nhưng mới chỉ có 4/23 dự án trong kế hoạch năm 2020 lựa chọn được nhà thầuthi công. Các huyện mới giải ngân được 68,8 tỷ đồng, đạt 13,7% kế hoạch.

Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường từ bản Ngày đến bản Nà Đang ( huyện Lang Chánh) đang chậm tiến độ

Thanh Hóa có 7 huyện nghèo nằm trong Chương trình 30a ( Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của cả nước) bao gồm Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Như Xuân (riêng Như Xuân đã thoát khỏi huyện nghèo tháng 3/2018).

Đây là những địa phương có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu rất khắc nghiệt, khó khăn; đời sống của nhân dân ở mức thấp. Những năm qua, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ đã góp phần giúp cho các huyện này thay đổi diện mạo, kinh tế- xã hội có bước chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân dần ổn định,

Tuy nhiên, năm 2020, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án chương trình 30A tại Thanh Hóa quá chậm, dẫn đến nguy cơ có thể không phát huy được nguồn vốn tại các địa phương này. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, năm 2020 tổng nguồn vốn được giao chi tiết cho các dự án thuộc các tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của chương trình 30a là trên 502 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn năm 2020 là 368,4 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2019 được kéo dài thời gian giải ngân sang năm 2020 là 133,7 tỷ đồng.

Nhưng con số đáng nói là cho đến nay, mới chỉ có 4 trong số 23 dự án trong kế hoạch năm 2020 lựa chọn được nhà thầu thi công. Tính đến ngày 25-8-2020, số nguồn vốn được giải ngân mới là 68,8 tỷ đồng, bằng 13,7% kế hoạch, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả tỉnh (tiến độ giải ngân chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 60,5%). Các huyện đạt tỷ lệ giải ngân đặc biệt thấp là Lang Chánh 3,6%, Bá Thước là 3% kế hoạch năm.

Ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, nguồn vốn theo chương trình 30a là nguồn lực rất quan trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng khu vực các huyện miền núi khó khăn của tỉnh. Việc tiến độ thực hiện và giải ngân đến thời điểm này quá chậm là nguy cơ có thể gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, vì theo quy định, đến hết năm tài chínhnếu không giải ngân theo kế hoạch, nguồn vốn tồn đọng sẽ phải điều chuyển về trung ương.

Các ngành, địa phương cho rằng nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án chương trình 30a chậm là do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19. Cùng với đó là một số văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư công chậm được ban hành; các văn bản quy phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật chồng chéo, bất cập ảnh hưởng đến quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án; các bước trong công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài. Trình độ năng lực tổ chức thực hiện của các huyện hạn chế cũng là nguyên nhân của tình trạng chậm trễ này.

Để thực hiện kế hoạch được giao, lãnh đạo các huyện đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ và có thể hoàn thành kế hoạch về tiến độ với điều kiện UBND tỉnh uỷ quyền cho các huyện thực hiện một số công việc như thẩm định, phê duyệt chi phí khảo sát; từ đó sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư.

Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho rằng, tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công đối với các dự án thuộc tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 30a là chậm so với kế hoạch do có các nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên có những địa phương trong quá trình  thực hiện, mặc dù có phát hiện ra những vấn đề bất cập nhưng chưa mạnh dạn đề xuất với tỉnh để giải quyết kịp thời.

Ông Quyền thẳng thắn: Tình trạng chậm trễ này có nguyên nhân khách quan nhưng trên hết vẫn do nguyên nhân chủ quan. Cụ thể là do khả năng tổ chức triển khai thực hiện của huyện còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các ngành và địa phương liên quan cần tiếp tục tập trung làm rõ tồn tại, hạn chế từ khâu chỉ đạo, điều hành, quản lý đến tổ chức thực hiện dự án để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, các huyện cần khẩn trương rà soát lại, bố trí người có chuyên môn, năng lực để đẩy nhanh tiến độ trong những tháng cuối năm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng các công trình. Bên cạnh đó, các đơn vị khẩn trương hoàn thành hồ sơ thủ tục giải ngân sớm nhất số vốn được giao, trong đó ưu tiên nguồn vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, tư vấn thiết kế, quản lý dự án, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Trước tình trạng chậm trễ này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Văn phòng UBND tỉnh bố trí lịch để Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra các dự án tại các huyện trong tháng 9-2020, để nắm bắt tình hình thực tế.

Đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh trong tháng 8

Với 77,3 triệu USD vốn đăng ký, đầu tư ra nước ngoài trong tháng 8/2020 đã tăng tới 2,5 lần so với tháng 7/2020.

Đức là điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệpViệt Nam với 4 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 92,6 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tháng 8/2020.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt 330,2 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, có 86 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 218,5 triệu USD (tăng 21,3% so với cùng kỳ) và 25 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 111,8 triệu USD (tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2019).

Riêng trong tháng 8/2020, có 6 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và 8 lượt dự án điều chỉnh, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 77,3 triệu USD, bằng 47,8% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng tăng gấp hơn 2,5 lần so với tháng 7/2020.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 8 tháng qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 10 dự án cấp mới và 6 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký 225,7 triệu USD, chiếm 68,4% tổng vốn đầu tư.

Lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư 39,6 triệu USD, chiếm gần 12%; tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; thông tin truyền thông.

Về thị trường, số liệu thống kê cho thấy, đã có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020.

Trong đó, dẫn đầu là thị trường Đức với 4 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 92,6 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn đầu tư. Lào đứng thứ hai, với 86,7 triệu USD, chiếm 26,3%. Tiếp theo là Myanmar, Hoa Kỳ, Singapore…

Như vậy là bất chấp Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tích cực đầu tư ra nước ngoài. Thậm chí, con số của 8 tháng năm nay còn cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (15,8%).

Điều đó cho thấy sự kiên trì, bền bỉ, sức chống chịu mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trước các cú sốc từ bên ngoài.

TP.HCM đặt mục tiêu đến 31/10 giải ngân trên 80% vốn đầu tư công

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, tổng số vốn đầu tư công đã giải ngân tính đến hết ngày 23/8 được Kho bạc Nhà nước thành phố xác nhận là 21.279,948 tỷ đồng, đạt 50,5% tổng kế hoạch vốn thành phố đã giao (42.139,316 tỷ đồng).

Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm 2021. Ảnh: Lê Toàn

Nếu tính luôn khối lượng hoàn thành nhưng chưa thực hiện xong thủ tục giải ngân tại Kho bạc Nhà nước thành phố (2.127,347 tỷ đồng), thì tỷ lệ giải ngân đạt 55,5% kế hoạch vốn đã giao (42.139,316 tỷ đồng).

Trong đó, vốn ngân sách Thành phố đã giải ngân là 17.154,861 tỷ đồng, đạt 50,5% kế hoạch vốn đã giao (33.940,764 tỷ đồng).

Vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân là 4.125,087 tỷ đồng, đạt 50,3% kế hoạch đã giao (8.198,552 tỷ đồng).

Theo bà Mai, kết quả này cao hơn về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ giải ngân so với cùng kỳ (tính đến hết tháng 8/2019, thành phố giải ngân là 9.047 tỷ đồng, đạt 26,8% kế hoạch vốn giao là 33.771,490 tỷ đồng).

“Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính phủ, của Lãnh đạo thành phố và bối cảnh hiện nay thì vẫn chưa đạt yêu cầu”, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM nhìn nhận.

Bà Mai cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, như: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn thành phố còn thực hiện chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các chuyên gia nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam và thiết bị, máy móc phục vụ cho dự án chưa thể nhập khẩu vào Việt Nam.

Do tiến độ thực hiện dự án trước đây bị chậm, cần được rà soát chặt chẽ về pháp lý và kỹ thuật để đàm phán ký kết Phụ lục hợp đồng với các Nhà thầu ảnh hưởng đến công tác thi công, nghiệm thu thanh toán và giải ngân. Ngoài ra, việc phê duyệt điều chỉnh dự án kéo dài dẫn đến tổ chức đấu thầu lại các gói thầu của Dự án.

Do một số dự án thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án theo quy định mới (Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng vốn ODA được ban hành ngày 25/5/2020); xử lý các tình huống trong đấu thầu do khác biệt quy định của Việt Nam và nhà tài trợ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.

Do đặc thù trong quy trình thực hiện các dự án đầu tư công, công tác giải ngân thường đạt cao tại thời điểm cuối năm…

Trao đổi tại Hội nghị công tác giải ngân vốn đầu tư công và các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu trong năm 2020 được tổ chức chiều 26/8, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, trong bối cảnh cả nước nói chung và thành phố nói riêng đang đối phó với dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp thì công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 là một điểm sáng tích cực.

Cụ thể, số vốn giải ngân lớn hơn gấp 2,35 lần so với cùng kỳ, tỷ lệ giải ngân cũng tăng hơn gấp 1,89 lần cùng kỳ. Kết quả này đạt được nhờ sự chủ động và nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp Thành phố trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện kế hoạch đầu tư công.

“Với vai trò là một đô thị lớn, TP.HCM xác định phải nỗ lực nhiều hơn, bởi lẽ nếu Thành phố giải ngân vốn đầu tư công thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của Thành phố và cả nước”, ông Phong nói và nhắc lại mục tiêu, Thành phố sẽ nỗ lực cao nhất, phấn đấu cả năm 2020 giải ngân đạt trên 95%.

Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền TP.HCM không khỏi sốt ruột, quan ngại khi đến thời điểm này của tháng 8 mà tỷ lệ giải ngân mới đạt mức 50,5%.

Như vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra, đến thời điểm 31/10, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố ít nhất phải đạt khoảng 80%...

“Theo báo cáo của Kho bạc, thời gian gần đây, trung bình mỗi tuần giải ngân được khoảng 500 tỷ đồng, như vậy là không đạt, còn thấp”, ông Phong nói và yêu cầu cần thực hiện ngay các giải pháp quyết liệt để thời gian tới mỗi tuần có thể giải ngân được khoảng 900 tỷ đồng, từ đó, hoàn thành mức giải ngân theo từng mốc thời gian đã đề ra.

Trong đó, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư trong việc giải ngân, trường hợp tỷ lệ giải ngân không đạt yêu cầu đề ra thì không xét thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 và không chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 54 của Quốc hội cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án liên quan.

Duy trì thường xuyên họp giao ban công tác giải ngân đầu tư công 2 tuần/lần. Rà soát tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án và điều chuyển vốn từ dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

Đẩy mạnh thực hiện dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong từng khâu thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ thi công dự án.

Phân nhóm các dự án gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu; các dự án vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng; các dự án gặp vướng mắc về kế hoạch vốn và thủ tục giải ngân. Từ đó, lựa chọn một số dự án trọng điểm giải ngân thấp để thảo luận, giải quyết trong Tổ công tác liên ngành về đầu tư của Thành phố.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất. Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 9/3/2020 của Chính phủ về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện công tác giải ngân, quyết toán dự án của các chủ đầu tư và công khai danh sách các cơ quan, đơn vị chậm giải ngân…

Đề xuất xây dựng cơ chế phát triển cho Khu kinh tế Vân Phong trong bối cảnh mới

Khánh Hòa đề xuất được xây dựng đề án về cơ chế, chính sách phát triển KKT Vân Phong trong tình hình mới nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của vịnh Vân Phong và KKT Vân Phong.

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, có diện tích khoảng 70.000 ha đất liền và đảo, 80.000 ha mặt nước, gồm 2 khu vực: Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh) và Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa).

Cảng tổng hợp Nam Vân Phong đã đón chuyến hàng cập cảng đầu tiên.

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2014, KKT Vân Phong có tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, với cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. KKT Vân Phong cũng được xác định là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư, là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước.

Tuy nhiên, việc quy hoạch KKT Vân Phong hiện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế; công tác tổ chức lập quy hoạch xây dựng các phân khu chức năng trong KKT để thu hút các dự án đầu tư động lực, có quy mô lớn gặp nhiều khó khăn về việc bố trí nguồn vốn ngân sách nên triển khai chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư. Ban Quản lý KKT Vân Phong đã rà soát và báo cáo UBND tỉnh xem xét chủ trương xã hội hóa kinh phí lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với một số khu vực thuộc KKT Vân Phong.

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Quản lý KKT Vân Phong cho biết, để triển khai thu hút đầu tư các dự án theo danh mục, qua rà soát, đơn vị nhận thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện. “Để tạo điều kiện thu hút đầu tư, KKT Vân Phong đã báo cáo UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về chủ trương cho phép lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay và tương lai”.

Tháng 6 năm nay, Chính phủ đồng ý tạm dừng triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong cho đến khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua; đồng thời tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung KKT Vân Phong đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch liên quan và quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, Khánh Hoà đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, cho phép địa phương xây dựng đề án về cơ chế, chính sách phát triển KKT Vân Phong trong tình hình mới để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của vịnh Vân Phong và KKT Vân Phong.

“Hiện địa phương đang thực hiện theo tinh thần phát triển tổ hợp dịch vụ du lịch cao cấp, tổ hợp cảng biển hiện đại, tổ hợp công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ… nhằm kích thích, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói.

Sẽ có nhiều thay đổi sau khi KKT Vân Phong được điều chỉnh quy hoạch, hướng đến một tầm nhìn mới cho tỉnh Khánh Hòa từ tiềm năng vốn có của khu vực này và vùng lân cận.

Vừa qua, tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên cùng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tạo cơ chế, chính sách đặc thù để tạo động lực liên kết vùng giữa khu vực Bắc Khánh Hòa - Nam Phú Yên.

Tại cuộc làm việc mới đây của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình với Khánh Hòa và Phú Yên, lãnh đạo 2 tỉnh này đều có ý kiến đề xuất với Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng và địa phương để tạo liên kết vùng nhằm thúc đẩy phát triển tiềm năng sẵn có của khu vực.

Trong đó, liên kết vùng giữa khu vực Bắc Khánh Hòa và Nam Phú Yên được nhấn mạnh, nhất là quá trình lập quy hoạch tổng thế quốc gia, quy hoạch vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch, để báo cáo Thủ tướng xem xét.

Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, KKT Vân Phong vẫn đón những tín hiệu vui khi nhiều nhà đầu tư lớn bắt đầu trở lại và quan tâm tới tiềm năng phát triển tại KKT Vân Phong (cả phía Bắc và phía Nam).

Theo một số tài liệu khảo sát, khu vực vịnh Vân Phong có độ sâu trung bình 20 - 30 m, tương đối kín và chắn gió tốt, thuận lợi để phát triển cảng biển quốc tế và các dịch vụ hậu cần cảng. Đặc biệt, khu vực này có vị trí gần ngã ba các tuyến hàng hải quan trọng như: châu Âu - Bắc Á, châu Úc - Đông Bắc Á và Đông Nam Á - Đông Bắc Á; là cửa mở hướng ra biển Đông của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả bán đảo Đông Dương nói chung đối với hành lang kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây.

Hiện nay, khu vực Bắc Vân Phong đang có nhà đầu tư quan tâm, đề xuất xây dựng khu phi thuế quan, bao gồm cảng trung chuyển với tổng vốn đầu tư lớn.

Trong những chuyến khảo sát cơ hội đầu tư vào Vân Phong, tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đánh giá, Bắc Vân Phong đang sở hữu những lợi thế mà nhiều nơi khác không có được. Tập đoàn IPP mong muốn đầu tư xây dựng khu vực Bắc Vân Phong thành một KKT hiện đại, khác biệt. Đặc biệt, đại diện tập đoàn này cũng đề xuất hướng xã hội hóa để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung KKT Vân Phong theo hướng hiện đại và khác biệt.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, một số công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã đến làm việc và đề xuất đầu tư các dự án điện khí tại khu vực Nam Vân Phong thuộc địa bàn KKT Vân Phong với quy mô đầu tư hàng tỷ USD… Các nhà đầu tư cho rằng, khu vực này rất thuận lợi để thực hiện các dự án điện điện khí hóa lỏng (LNG), có thể xây dựng cảng nước sâu, không phải nạo vét, tạo luồng như các địa phương khác.

Quảng Ninh ký biên bản ghi nhớ với JICA Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp   

Chiều ngày 25/8, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ với JICA và đối tác về Dự án "Thử nghiệm hướng tới ứng dụng công nghệ Nhật Bản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững về cải thiện năng lực chế biến trong nông nghiệp, thông qua hợp tác vùng giữa thành phố Asahikawa, Nhật Bản và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam".

Đại diện các bên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh - Nguồn: Quảng Ninh Portal.

Theo biên bản ký kết, tỉnh Quảng Ninh sẽ được giới thiệu, cung cấp và hướng dẫn sử dụng một số loại máy móc, thiết bị và được chuyển giao công nghệ chế biến nông sản từ Asahikawa, Nhật Bản. Các bên cũng sẽ phối hợp tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ bí quyết, đánh giá các sản phẩm mẫu.

Đơn vị được lựa chọn thử nghiệm là Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong, TX Đông Triều và Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Trường Sơn, huyện Đầm Hà. Dự án sẽ được triển khai trong thời hạn 2 năm 7 tháng.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Đây là dự án có ý nghĩa, góp phần nâng cao giá trị chất lượng nông sản của tỉnh Quảng Ninh. Sau khi dự án triển khai thành công sẽ nhân rộng ra các địa phương khác trên toàn tỉnh.

Tập đoàn Trung Nam đầu tư hơn 1.400 tỷ xây dựng cảng biển Cà Ná

Ngày 25/8, Trungnam Group tổ chức Lễ Động thổ Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận (Giai đoạn 1). Cảng biển tổng hợp Cà Ná nằm ở khu vực biển Cà Ná, phía Tây mũi sừng Trâu, thuộc địa bàn xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) ký thỏa thuận tài trợ với Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho Dự án Trung tâm điều hành đô thị thông minh TPHCM.

Tập đoàn Trung Nam cho biết, Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 đã được UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định chủ trương đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án 1.463 tỉ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với tổng diện tích quy hoạch là 108,09ha với các phân khu chức năng chính bao gồm: hai bến cảng 70.000 – 100.000 DWT; một bến cảng 20.000 DWT và khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ. Công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm.

Dự án bao gồm tất cả các hạng mục quy hoạch gồm bến, bè, bãi, kho, các công trình phụ trợ, dịch vụ, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông và cây xanh. Khi đi vào hoạt động, Cảng biển sẽ áp dụng công nghệ thông minh trong hoạt động vận hành giúp cho quá trình xử lý hàng hóa trong cảng nhanh chóng và thuận tiện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tập đoàn Trung Nam cam kết sẽ thực hiện đúng tiến độ dự kiến của dự án. Theo đó tháng 12/2022 sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 1 (70.000 – 100.000 DWT). Tháng 1/2023 sẽ khởi công xây dựng bến số 2 (70.000 – 100.000 DWT). Tháng 10/2025, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 2. Tháng 11/2025 sẽ khởi công xây dựng bến 20.000 DWT. Tháng 8/2026, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến 20.000 DWT.

Dự án đi vào hoạt động sẽ điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và chế biến cho các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác vận chuyển thiết bị các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đang được phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đây là dự án hết sức quan trọng của tỉnh, với mục tiêu hình thành một khu bến chuyên dùng phục vụ Khu công nghiệp Cà Ná, khu bến chuyên dùng hàng lỏng và khu bến tổng hợp phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh và các địa phương lân cận. Đồng thời đáp ứng được khu bến cảng cung cấp khí hoá lỏng LNG, theo định hướng phát triển năng lượng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị thống nhất chủ trương.

Trong sự kiện này, Trungnam Group tài trợ 7,7 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương  trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xây dựng kết cấu hạ tầng và sửa chữa các công trình cộng đồng như: Tài trợ 6 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu tái định cư và tuyến thoát nước thôn Lạc Tân 3, xã Phước Diêm; xây dựng hàng rào sân vận động xã Nhị Hà (Thuận Nam) trị giá 1,3 tỷ đồng; sửa chữa và tài trợ trang thiết bị trường TH Hiếu Thiện, xã Phước Ninh (Thuận Nam) trị giá 462 triệu đồng.

USTDA hỗ trợ TP.HCM xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh

Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) ký thỏa thuận tài trợ với Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho Dự án Trung tâm điều hành đô thị thông minh TPHCM.

Hôm qua, tại Diễn đàn Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Hoa Kỳ được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2020), Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết Thỏa thuận tài trợ với Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) cho Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh cho TPHCM”.

Trung tâm điều hành đô thị thông minh là một trong bốn trụ cột trọng tâm của Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trung tâm được xây dựng với vai trò là trung tâm và bộ não của đô thị thông minh, là nơi tổng hợp, khai thác tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu trong thời gian thực với các công cụ hỗ trợ ra quyết định tối ưu, qua đó giúp lãnh đạo Thành phố điều hành, xử lý các tình huống, quy hoạch và định hướng phát triển của Thành phố.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật sẽ đánh giá toàn diện các vấn đề trong quá trình xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh đang được Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông triển khai. Trong đó, đơn vị tư vấn sẽ thực hiện đánh giá hiện trạng ứng dụng chỉ huy điều hành và hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông phục vụ đô thị thông minh, đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về mô hình giải pháp kỹ thuật triển khai Trung tâm theo định hướng chung của Thành phố, xây dựng nguyên tắc, quy trình vận hành phù hợp cho Trung tâm, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành và công tác đào tạo nhân lực, xác định chi phí vòng đời đầu tư và vận hành Trung tâm, và các vấn đề khác có liên quan.

Dự án được triển khai bởi công ty tư vấn Winbourne Consulting, một trong những công ty tư vấn hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực xây dựng trung tâm, hệ thống chỉ huy điều hành tích hợp và hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin từ người dân với kinh nghiệm triển khai tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây cũng là đơn vị tư vấn cho dự án “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp, cứu hộ cứu nạn của Thành phố Hồ Chí Minh thông qua một đầu số viễn thông duy nhất” đã được thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2019.

Tổng giá trị của dự án hỗ trợ kỹ thuật là 1,46 triệu USD, trong đó, USTDA cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh gói tài trợ không hoàn lại trị giá gần 1,2 triệu USD, và Công ty tư vấn Winbourne Consulting cùng đóng góp khoản còn lại (gần 300 ngàn USD) để triển khai Dự án.

Việc ký kết Thỏa thuận tài trợ cho dự án “Hỗ trợ kỹ thuật Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh cho TPHCM” là minh chứng cụ thể nhất cho sự phát triển lớn mạnh của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia, giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ trong lĩnh vực đô thị thông minh, nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trung Nam xin vận hành thương mại Dự án điện mặt trời trên đường dây 220 kV

UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN tổ chức thí nghiệm, nghiệm thu về mặt kỹ thuật trên đường dây 220 kV cho dự án điện mặt trời 450 MW của Trung Nam.

Doanh thu thu phí chỉ đạt khoảng 30% so với phương án tài chính đang đẩy Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng - Quảng Ninh có tổng mức đầutư 7.277 tỷ đồng đứng trước nguy cơ phá sản.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký công văn đề nghị Bộ Công thương xem xét, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam tổ chức thí nghiệm, nghiệm thu về mặt kỹ thuật trên đường dây 220 kV Vĩnh Tân – Tháp Chàm cho dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450 MW theo đúng quy định; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc xác nhận ngày vận hành thương mại (COD) cho Dự án trên đường dây 220 kV này.

Theo tỉnh Ninh thuận, dự án Nhà máy điện mặt trời 450 MW tại xã Phước Minh, thuận Nam kết hợp với đầu tư trạm biến áp 500 kV thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia có quy mô vốn đầu tư 11.500 tỷ đồng đã nỗ lực hoàn thành các thủ tục pháp lý cũng như triển khai thi công.

Đến ngày 6/8/2020, các hạng mục Nhà máy điện mặt trời 450 MW đã hoàn thành 98%; trạm biến áp 500 kV với quy mô 20 ngăn lộ 220 kV, 13 ngăn lộ 500 kV, 2/3 máy biến áp 2x900 MVA đã hoàn thành 97%; đường dây 220 kV 4 mạch đấu nối trạm biến áp 500 kV Trung Nam – Thuận Nam chuyển tiếp trên 2 mạch đường dây 220 kV Tháp Chàm – Vĩnh Tân đã hoàn thành 99%. Chủ đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục Nhà máy điện vào ngày 10/8/2020.

Riêng với hạng mục đường dây 500 kV 4 mạch đấu nối từ trạm biến áp Trung Nam – Thuận Nam đi Vĩnh Tân đã hoàn thành 70% và dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào khoảng ngày 15-20/9/2020.

Thông tin từ phía tỉnh Ninh thuận cho hay, vào ngày 4/8/2020, Bộ Công thương và tỉnh Ninh Thuận cũng đã cuộc họp liên quan tới dự án này để giải quyết việc kiến nghị đối với việc nghiệm thu vận hành thương mại COD phía cấp điện áp 220 kV đấu nối bằng đường dây 220 kV của Dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam.

“Tại cuộc họp ngày 4/8/2020, Lãnh đạo Bộ Công thương đã cơ bản thống nhất ủng hộ cho phép dự án được thí nghiệm, nghiệm thu về mặt kỹ thuật trên đường dây 220 kV Vĩnh Tân – Tháp Chàm và giao cho EVN phối hợp cùng nhà đầu tư tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật. Đối với việc xác định ngày vận hành thưuơng mại (COD) trên đường dây 220 kV Vĩnh Tân – Tháp Chàm của dự án, Bộ Công thương sẽ báo cáo, trình Thủ tướng xem xét quyết định”, văn bản của tỉnh Ninh Thuận viết.

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cũng cho hay, Công ty TNHH điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam sẽ cam kết thực hiện giảm phát công suất nhà máy để không ảnh hưởng tới các dự án trong khu vực. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục đường dây 500 kV 4 mạch, đấu nối từ trạm biến áp 500 kV Trung Nam – Thuận Nam đi Vĩnh Tân hoàn thành trong tháng 9/2020.

VARSI kiến nghị xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án BOT giao thông

Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ (VARSI) cho rằng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện đầy đủ các cam kết với nhà đầu tư BOT giao thông.

Doanh thu thu phí chỉ đạt khoảng 30% so với phương án tài chính đang đẩy Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng - Quảng Ninh có tổng mức đầutư 7.277 tỷ đồng đứng trước nguy cơ phá sản.

Chủ tịch VARSI vừa có văn bản gửi Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đề nghị tổ chức này ghi nhận các bất cập, khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đồng thời kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ sớm xem xét, chỉ đạo để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc tại các dự án BOT giao thông.

Theo văn bản gửi VCCI, VARSI muốn các cơ quan có thẩm quyền tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của các dự án PPP, loại hợp đồng BOT, trong đó tập trung thực hiện đúng các cam kết của cơ quan nhà nước đảm bảo các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư; đồng thời sớm xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật PPP, trong đó sớm làm rõ quy định về việc chia sẻ rủi ro cho dự án đã/đang thực hiện; Nhà nước cần tham gia đầu tư công một số hạng mục có suất đầu tư lớn như cầu vượt, nút giao... để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI cho biết, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh hình thức xã hội hoá phát huy tiềm năng, huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.

Đặc biệt, ngày 18/6/2020, Quốc hội khoá XIV thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (Luật PPP). Luật PPP ra đời tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo niềm tin cho Nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tiễn trong quá trình triển khai dự án, các thành viên VARSI nhận thấy lĩnh vực đầu tư theo PPP còn một số vấn đề tồn tại cần được giải quyết.

Theo VARSI, hiện quy định pháp luật trong đầu tư theo PPP đặt quan hệ giữa nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hoà lợi ích các bên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều chính sách bất cập.

“Trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết (về chất lượng, tiến độ,...), thực hiện các bảo lãnh (tạm ứng, thực hiện hợp đồng,...), nếu nhà đầu tư (bên tư) không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý vi phạm, nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước (bên công) trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàngthì không bị xử lý vì không có chế tài”, ông Chủng đánh giá.

Điển hình của việc vi phạm cam kết của nhà nước liên quan đến bố trí vốn ngân sách được VARSI là tại các dự án: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế, Hầm đường bộ qua Đèo Cả...

Theo báo cáo của Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả,ì Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả có tổng mức đầu tư là 21.612 tỷ đồng, phần vốn nhà đầu tư huy động là 16.564 tỷ đồng, phần vốn ngân sách nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng. Đến nay, dự án này mới giải ngân 3.868 tỷ đồng vốn ngân sách, còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân như cam kết trong hợp đồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng đến phương án tài chính tổng thể của dự án. Mặc dù nhà đầu tư, ngân hàng cho vay tín dụng đã có nhiều văn bản kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ, nhưng đến nay sau gần 3 năm vẫn chưa được giải quyết.

VARSI cũng cho rằng, việc các chính sách, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi như quy định về thuế; về giá/phí hay quy định về quản lý, sử dụng tài sản công gây rủi ro cao trong quá trình đầu tư, ảnh hưởng xấu đến việc thúc đẩy đầu tư dài hạn.

Điển hình như tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện đang dừng thu phí do điều chỉnh chính sách về quản lý tải sản công. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc không thu phí làm mất kiểm soát lưu lượng, tải trọng phương tiện, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, biến đường cao tốc thành quốc lộ, gây thất thu ngân sách Nhà nước và rủi ro cho phương án tài chínhcủa Dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận do tâm lý sử dụng miễn phí của người dân.

“Để tạo sự yên tâm, thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng tham gia đầu tư vào các dự án mới thì Nhà nước cần sớm giải quyết các cam kết, tồn tại cũ của các dự án đã triển khai, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý bình đẳng, thông thoáng và phù hợp với thực tiễn”, ông Chủng kiến nghị.

Bí bách gỡ vốn cho cao tốc Bến Lức - Long Thành

Vẫn còn nhiều bộn bề, vướng mắc để khơi thông vốn cho Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vốn bị đình trệ suốt 2 năm qua.

Nhiều gói thầu xây lắp tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành chưa thể hoàn thành theo kế hoạch.

Có hai nội dung rất quan trọng trong Công văn số 8203/BGTVT - KHĐT về xử lý vướng mắc về nguồn vốn đầu tư để hoàn thành Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vừa được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gửi Văn phòng Chính phủ cuối tuần trước.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận sử dụng vốn của Hiệp định vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần 2 (3391-VIE) để hoàn thành các công việc chưa được thực hiện của Hiệp định vay ADB lần 1 (2730-VIE) do hết hạn Hiệp định.

Bộ GTVT cũng muốn Chính phủ cho phép sử dụng vốn ADB để thực hiện các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí do không được sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) như Bộ đã đề xuất giữa tháng 8/2020.

Được biết, tổng giá trị dự kiến các hạng mục nói trên khoảng 74,02 triệu USD, trong đó, phần vốn dự kiến chi cho các gói thầu xây lắp, tư vấn chưa hoàn thành trong thời gian có hiệu lực của khoản vay 2730-VIE khoảng 67,42 triệu USD và các hạng mục xây dựng các nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí… phục vụ công tác thu phí hoàn vốn Dự án với giá trị khoảng 6,6 triệu USD.

Cũng tại Công văn số 8203, Bộ GTVT muốn Chính phủ tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về vốn đối ứng, vốn nước ngoài và giao vốn cho Dự án để chủ đầu tư sớm tái khởi động Dự án sau gần 2 năm tê liệt.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 234/TB-VPCP ngày 18/7/2020 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính ký thư gửi ADB trước ngày 10/7/2020 đề nghị gia hạn Dự án và cho phép chủ đầu tư tiếp tục sử dụng phần vốn ADB còn lại để hoàn thành Dự án.

Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và các cơ quan liên quan sớm báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn nước ngoài, vốn đối ứng cho Dự án theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt, đề xuất ngay nguồn vốn phù hợp để chi trả khoản tiền chậm thanh toán cho nhà thầu đang thi công (khoảng 15 triệu USD), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hiện Bộ GTVT đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Theo đó, thời gian thực hiện Dự án được điều chỉnh lại với các mốc: khởi công quý III/2014; hoàn thành ngày 31/12/2023, làm cơ sở để hoàn thành thủ tục gia hạn Thỏa thuận tài trợ khung và Hiệp định vay vốn ADB lần 2 số 3391 – VIE.

Theo kế hoạch, Dự án phải hoàn thành vào ngày 30/6/2019, nhưng do các lý do khách quan, chủ quan, nhiều gói thầu xây lắp, trong đó có các gói thầu sử dụng vốn vay ADB chưa thể hoàn thành.

Tính đến tháng 8/2020, Dự án gồm 11 gói thầu xây lắp có sản lượng thi công khoảng 10.663/13.624 tỷ đồng (khoảng 78,28%) tổng giá trị các hợp đồng (không bao gồm dự phòng, thuế). Cụ thể, đoạn phía Tây sử dụng vốn từ khoản vay ADB số 2730-VIE gồm 5 gói thầu (A1, A2-1, A2-2, A3 và A4), khối lượng thi công đạt khoảng 87,15%. Đoạn tuyến này đang không có vốn để tiếp tục thi công do Hiệp định vay 2730 - VIE đã đóng vào ngày 30/6/2019, thời gian thực hiện hợp đồng các gói thầu đã hết, chưa được gia hạn.

Đoạn sử dụng vốn từ khoản vay JICA (gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3) cũng đang thi công dang dở. Mặc dù thời gian hiệu lực của Hiệp định vay JICA là đến tháng 7/2024, nhưng các gói thầu đang tạm dừng do các Dự án của VEC chưa được giao vốn nước ngoài theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội, theo đó vốn nước ngoài chưa được cấp cho VEC từ tháng 1/2019.

Lãnh đạo VEC cho biết, hiện tiến độ căng thẳng nhất là tại đoạn phía Đông sử dụng vốn từ khoản vay ADB số 3391-VIE (gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7). Khối lượng thi công đoạn này mới đạt 38,66%. Các gói thầu vẫn đang trong thời gian thực hiện hợp đồng (tháng 12/2020), thời gian Hiệp định vay, nhưng thi công cầm chừng do không được thanh toán khối lượng đã nghiệm thu từ sau thời điểm kết thúc thời gian thực hiện Dự án theo quyết định đầu tư (ngày 30/6/2019). Hiệp định vay 3391-VIE có thời hạn đóng vào ngày 30/6/2020 cần được gia hạn đến ngày 31/12/2023 để có đủ vốn hoàn thành đầu tư.

Theo Bộ GTVT, hiện tại, các cơ quan liên quan mới hoàn thành thủ tục pháp lý trong nước để gia hạn Hiệp định vay 3391-VIE đến ngày 31/12/2023 (Bộ Tài chính đã có Công thư ngày 4/8/2020 đề nghị ADB gia hạn hiệp định vay).

Tuy nhiên, phần vốn đối ứng và vốn nước ngoài (vốn JICA) vẫn đang vướng rất nặng do phải chờ chủ trương của Bộ Chính trị đối với việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước.

Để gỡ khó cho Dự án, VEC đã kiến nghị Thủ tướng cho phép sử dụng nguồn thu phí và các khoản tiền nhàn rỗi, chưa đến hạn trả nợ các khoản vay để giải ngân, thanh toán ngay khoản tiền chậm thanh toán cho các nhà thầu thi công (đoạn tuyến JICA tài trợ), có nguồn vốn nối lại thi công các gói thầu này và hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư của Dự án.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính không chấp thuận việc sử dụng nguồn thu phí và các khoản tiền nhàn rỗi để thanh toán khối lượng hoàn thành của Dự án. Nguồn thu phí của Dự án phải được ưu tiên sử dụng trả nợ cho nhà tài trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng xác nhận, thời điểm này chưa đủ căn cứ pháp lý và chưa xác định được nguồn vốn để chi trả tiền chậm thanh toán cho nhà thầu trị giá khoảng 15 triệu USD.

Trong khi đó, với tình trạng tài chính của mình, VEC không có đủ tiềm lực để tự huy động phần vốn thiếu hụt, nên việc hoàn thiện Dự án đang trông chờ vào sự tháo gỡ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Dự án chỉ còn thể hoàn thành cuối năm 2023, nếu VEC được gia hạn các khoản vay ADB và được bố trí đủ vốn ngân sách không trễ hơn quý IV/2020”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Cao Bằng và Cà Mau bàn việc làm đường cao tốc

Cao Bằng và Cà Mau - hai tỉnh địa đầu đất nước vừa có cuộc gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm đầu tư phát triển đường cao tốc theo hình thức PPP.

Ngày 21/8/2020, trước cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai tỉnh Cao Bằng và Cà Mau ít giờ đồng hồ, Ban chỉ đạo Dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã tổ chức cuộc họp lần thứ 9, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, Trưởng ban chỉ đạo dự án đường cao tốc này mở đầu: “Hôm nay, chúng ta chỉ bàn tiến, không bàn lùi”.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát biểu ở hội nghị trao đổi kinh nghiệm đầu tư phát triển cao tốc theo hình thức PPP tại Cao Bằng.

Tinh thần “chỉ bàn tiến” không phải bây giờ mới được nêu ra mà từ khi dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư thì tinh thần ấy đã trở thành phương châm hành động và xuyên suốt ở những cuộc họp trước của Ban chỉ đạo dự án. “Bởi, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là khát vọng từ lâu của người dân, của nhiều khóa lãnh đạo Cao Bằng”, ông Lại Xuân Môn khẳng định.

Nhìn vào thực tế, mạng lưới giao thông liên kết với Cao Bằng chỉ có 2 tuyến, Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4A. Vì thế, tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ kết nối Cao Bằng nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh vừa gỡ nút thắt cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh.

“Tuy đã cấp “giấy khai sinh” nhưng một dự án với tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng ở một địa phương nghèo như Cao Bằng thì việc thực hiện hoàn thành dự án với địa hình chia cắt, đồi núi chập chùng cũng cho thấy muôn vàn khó khăn phía trước”.

Cao Bằng kiên trì 2 năm qua, có những lúc nản lòng, có những lúc tưởng như thất bại. Nhưng với khát vọng, quyết tâm đúng với truyền thống quê hương cách mạng, nhờ vậy, công trình đã có bước chạy đà quan trọng, khi ngày 10/8/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án”, ông Lại Xuân Môn chia sẻ.

Để đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư dự án, UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn Đèo Cả - doanh nghiệp đề xuất đầu tư dự án đã có biên bản làm việc để chủ động triển khai ngay việc khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa vật lý và tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lập hồ sơ cắm mốc phân giới.

Đến nay, khối lượng công việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã hoàn thành. Đồng thời, tỉnh cũng phối hợp với doanh nghiệp mời đối tác là Tập đoàn Leonhardt, Andrä und Partner nghiên cứu, khảo sát thực hiện thiết kế kiến trúc cảnh quan một số công trình trên tuyến đường.

Tại cuộc họp, ông Lại Xuân Môn yêu cầu các sở, ngành, thành phố, huyện nêu những khó khăn vướng mắc để khắc phục, lập các tổ công tác lên kế hoạch hành động sẵn sàng khởi công công trình Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong đầu tháng 10/2020.

Là thành viên tham dự buổi làm việc giữa hai địa phương, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ: “Hai tỉnh nghèo nhất “xung phong” làm đường trong bối cảnh đầu tư cao tốc gặp khó. Chuyện đó là có đặc thù. Cùng khó khăn nhưng cùng nhau đương đầu thì tạo nên sức mạnh”.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát biểu ở hội nghị trao đổi kinh nghiệm đầu tư phát triển cao tốc theo hình thức PPP tại Cao Bằng

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ rằng, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có nhiều điểm nghẽn về giao thông khi chỉ có tuyến độc đạo từ TP.HCM về Cà Mau, song mặt đường hẹp, lưu lượng đông, trong khi đây là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thuỷ hải sản của cả nước. Không những vậy, trên tổng chiều dài toàn tuyến thì đoạn tuyến TP.HCM - Trung Lương xuống cấp; Đoạn tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận chậm tiến độ đã 10 năm; Đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ về đến Cà Mau, theo kế hoạch ban đầu thì sau năm 2030 mới triển khai.

“Hạ tầng giao thông yếu kém và thiếu đồng bộ tiếp tục kìm hãm Cà Mau phát triển, điều này phải sớm được khai thông. Vì vậy, trong cuộc làm việc với Thủ tướng hồi đầu tháng 8/2020, tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện. Chúng tôi thấy cần thiết phải “kéo” dự án về giai đoạn 2021-2025 và Thủ tướng đã đồng ý”.

Trước đó, ngày 31/7/2020, tận mắt chứng kiến những khởi sắc tại Trung Lương - Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang), Thủ tướng đã có chỉ đạo vượt khuôn khổ dự án này: “Tôi yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải phải tiếp tục triển khai cầu Mỹ Thuận 2 sớm nhất vì đã có tiền. Bộ đảm nhận việc triển khai công trình từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ, giải ngân hết số vốn, đồng thời nghiên cứu tuyến Cần Thơ - Cà Mau, đưa vào kế hoạch 2021 - 2025 để hoàn thiện tuyến từ TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau”.

Sau đó, ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng tại hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giao UBND tỉnh Cà Mau là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đoạn Bạc Liêu - Cà Mau của dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, trong đó nghiên cứu phương án xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP. Theo kết luận này, đoạn cao tốc Cần Thơ - Bạc Liêu sẽ thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Tuy tỉnh Cà Mau đã có những bước khởi đầu triển khai dự án khá thuận lợi khi có sự quan tâm của Chính phủ, nhưng PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng: “Phương án tài chính cho dự án vùng chưa phát triển là khó. Cà Mau phải “săn” cho được doanh nghiệp “yểm trợ”, phải chọn được nhà đầu tư có kinh nghiệm, giàu khát vọng song hành thì dự án mới thành công”.

Quảng Nam yêu cầu có phương án khớp đường tàu điện kết nối với Đà Nẵng

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa thông báo kết luận của ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam sau khi làm việc với các sở, ngành về quy hoạch, thiết kế cảnh quan ven sông Cổ Cò, khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến TP.Hội An (Quảng Nam).

Sông Cổ Cò đang được tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng khơi thông.

Tại cuộc họp này, ông Lê Trí Thanh kết luận: Thực hiện quy hoạch, thiết kế đô thị cảnh quan ven sông Cổ Cò và khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến TP. Hội An nhằm khắc phục các hạn chế, hiệu chỉnh lại các bất cập, không đồng bộ khi thực hiện các dự án để khớp nối các hồ sơ quy hoạch chi tiết; từ đó xác định các nhược điểm về kiến trúc, hạ tầng, cảnh quan, không gian công cộng,… để đề xuất các giải pháp đối với các dự án liên quan; tạo điểm nhấn không gian mang tầm quốc gia, khu vực để phát triển thương mại dịch vụ và du lịch.

Với khu vực ven sông, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu nghiên cứu bố trí quỹ đất công cộng đủ lớn, hình thành 3 công viên trung tâm, xứng tầm tại các khu vực: Khu phức hợp đô thị, thương mại dịch vụ và du lịch Điện Dương; Khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp tại phường Điện Dương và một khu vực phù hợp tại thành phố Hội An với khoảng cách phù hợp. Quy hoạch bố trí các bến thuyền du lịch chính gắn với các vị trí công viên lớn này.

Đối với cầu qua sông thì  thống nhất bố trí 8 cầu chính (cầu ô tô) qua sông Cổ Cò theo quy hoạch đã duyệt; nghiên cứu bố trí một số cầu đi bộ tại vị trí phù hợp phục vụ phát triển du lịch, thương mại dịch vụ hai bên bờ sông. Thống nhất bổ sung ranh giới quản lý sông Cổ Cò vào hồ sơ thiết kế cảnh quan ven sông để xác định mốc giới quản lý hành lang sông Cổ Cò.

Ông Lê Trí Thanh giao Sở Giao thông vận tải làm việc với Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng để thống nhất phương án khớp nối tuyến đường tàu điện kết nối từ TP.  Đà Nẵng đến TP. Hội An. Trong trường hợp TP.  Đà Nẵng không tổ chức tuyến này ven sông Cổ Cò thì cũng hủy quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu bố trí các tuyến tramway hai bên bờ sông để phục vụ du lịch và thương mại dịch vụ.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng lưu ý thiết kế hệ thống cây xanh cảnh quan hai bên bờ sông, xác định loại cây trồng chủ đạo để các địa phương và các dự án lân cận triển khai đầu tư đảm bảo tính thống nhất. Khu vực ven biển cần nghiên cứu bố trí các khu công cộng  phân bố đều theo dọc bờ biển phục vụ nhu cầu nhân dân, thuận lợi cho việc di chuyển của nhân dân trong khu vực đến những nơi này. Các khu công cộng ven biển cần được quy hoạch, sắp xếp hợp lý, nghiên cứu đầu tư vận hành theo hình thức xã hội hoá …

UBND tỉnh Quảng Nam Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng về chiều cao thông thủy của các cầu qua sông, các thông tin về điều chỉnh nắn tuyến dòng sông và làm việc với Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng để thống nhất hướng tuyến đường tàu điện kết nối từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Hội An.

Dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò qua địa bàn tỉnh Quảng Nam được đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó 340 tỷ đồng từ chương trình ứng phó biến đổi khí hậu của Trung ương. Theo kế hoạch, ngoài việc nạo vét lòng sông rộng 90m cho đồng bộ với đoạn tuyến tại Đà Nẵng, thì Quảng Nam cũng đầu tư hoàn thiện hạ tầng 2 bên bờ sông và các cây cầu nối hai bờ Đông - Tây của sông Cổ Cò.

推荐内容