Hà Giang là một tỉnh miền núi tiếp giáp với các huyện thuộc tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) gồm có 4 cửa khẩu,ảiquanHàGiangnỗlựcvượtkhóthungânsáchấp 1/4 là mấy trái trong đó có một cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ, một cửa khẩu song phương Xín Mần, huyện Xín Mần và hai cửa khẩu phụ là Phó Bảng, huyện Đồng Văn; Săm Pun, huyện Mèo Vạc và một số lối mở biên giới.
Trao đổi với phóng viên, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Giang Nguyễn Minh Thành cho biết, những năm qua, Tổng cục Hải quan thường xuyên chú trọng đầu tư cơ cở vật chất, trang thiết bị quản lý hiện đại để đáp ứng yêu quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn. Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành quyết liệt phối hợp thực hiện tốt trong công tác này.
Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Minh Thành, hầu hết khu vực cửa khẩu nằm cách xa trung tâm huyện lỵ, giao thông đi lại khó khăn, nhất là đường xá hay xảy ra sạt lở vào mùa mưa đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động lưu thông hàng hóa. Không những vậy, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn diễn ra không đồng đều, chủ yếu phát sinh qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
Như cửa khẩu Xìn Mần, mặc dù đã công bố cửa khẩu song phương như hầu như chưa phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cở sở hạ tầng ở các cửa khẩu phụ như Phó Bảng, Săm Pun chưa được chú trọng đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu như hệ thống bến, bãi, trụ sở làm việc, hệ thống thông tin liên lạc…
Những khó khăn trên đã phần nào ảnh hưởng đến công tác thu nộp ngân sách qua địa bàn. Qua thống kê, từ nhiều năm nay, số thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, năng lượng điện, phụ tùng ô tô...
Tuy nhiên, số thu này cũng giảm dần do các dự án đã đi vào hoạt động. Mặt khác, các nhà máy thủy điện cũng bắt đầu hòa vào lưới điện quốc gia dẫn đến sản lượng nhập khẩu giảm mạnh.
Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này, Hải quan Hà Giang đã xây dựng Kế hoạch cải cách hiện đại hóa giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đơn vị đề ra mục tiêu cụ thể, chi tiết trong triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Đề án nộp thuế điện tử 24/7 và các hệ thống giám sát hải quan…
Việc làm này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại. Cụ thể như nhờ áp dụng phương thức quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa được thông quan nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh: Q.H |
Là một trong số hàng trăm doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Hà Giang, kể từ năm 2012, Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu Thái Dương (có trụ sở tại Hà Giang) tham gia kinh doanh mặt hàng nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
Bà Lý Thị Được, đại diện Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu Thái Dương cho biết, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tận tình từ phía cơ quan Hải quan tại cửa khẩu, nhất là giải đáp kịp thời những vướng mắc phát sinh từ phía doanh nghiệp. Thời gian qua, doanh nghiệp cũng đồng tình ủng hộ, tham gia đầy đủ các chương trình cải cách thủ tục hành chính mà ngành Hải quan triển khai, qua đó góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Những tháng cuối năm, bên cạnh việc rà soát, tham gia góp ý đối với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Hải quan Hà Giang tiếp tục tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, đối thoại với doanh nghiệp do tỉnh tổ chức, đồng thời tổ chức các Hội nghị đối thoại giữa Hải quan và Doanh nghiệp, thu hút nhiều hơn doanh nghiệp đến làm thủ tục để cải thiện nguồn thu.
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến cuối tháng 8/2018, số thu ngân sách của Hải quan Hà Giang đạt khoảng 70%. Các mặt hoạt động khác như công tác chống buôn lậu, gian lần thương mại, kiểm tra sau thông quan… đều đạt được nhiều kết quả tích cực.